Chiến tranh có lẽ là hai từ đáng sợ nhất đối với chúng ta. Thế nhưng, vượt ra khỏi sự hoang tàn của chiến tranh, niềm hy vọng và tình yêu quê hương đã có dịp nảy nở. Chiến tranh thật khốc liệt nhưng cũng sản sinh ra những áng thơ lay động lòng người.
Cả hai dân tộc Việt và Nga, những dân tộc đã từng trải qua các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, đều cùng chung những rung cảm sâu sắc. Và bài thơ “Tháng Năm” của Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã để lại có sức lay động mãnh liệt đối với giảng viên tiếng Việt Xờ-vét-la-na Gờ-la-du-nô-va và nhà thơ, dịch giả Nguyễn Quốc Hùng.
"Cuộc chiến tranh thế là đã đi qua
Cỏ trên đồng bắt đầu xanh lại
Bao xác xe bên đường cháy rụi
Những người tản cư nườm nượp trở về nhà!"
Vần thơ dung dị, nhẹ nhàng trong bài thơ “Tháng Năm” của nhà thơ Lưu Quang Vũ qua giọng đọc đầy cảm xúc của cô Svetlana Glazunova, một giảng viên tiếng Việt tại Nga lại càng trở nên mãnh liệt.
Cứ mỗi dịp 30/4, cảm xúc về bài thơ lại ùa về trong tâm trí của nhà thơ, dịch giả Nguyễn Quốc Hùng, người đã dịch rất nhiều bài thơ Việt-Nga.
Nhà thơ, dịch giả Nguyễn Quốc Hùng – Việt kiều tại Nga: "Bài thơ viết về chiến tranh nhưng lại khơi dậy trong ta khát vọng hòa bình, viết về mất mát nhưng là để ngợi ca sự sống, gợi lên sự hoài nghi nhưng là để xây dựng trong ta niềm tin mãnh liệt hơn.”
Sức mạnh của tình yêu, tình cảm giữa con người với con người, tình yêu cuộc sống, yêu đồng loại đã làm nên sức mạnh của cả đất nước, của dân tộc.
Nhà thơ, dịch giả Nguyễn Quốc Hùng – Việt kiều tại Nga: “Lưu Quang Vũ có thể viết nên những vần thơ đẹp và lạc quan như vậy khi chứng kiến mất mát, đau thương bởi vì ông tin ở những chồi xanh đang nhú lên từ đống gạch đổ nát, ông tin ở thế hệ tương lai, tin ở sự hồi sinh của đất nước và dân tộc mình.”
Nhà thơ Quốc Hùng cho rằng có sự đồng điệu trong những vần thơ của Lưu Quang Vũ với tâm hồn của nhà thơ Nga Ép-ghê-nhi Ép-tu-sen-cô, người đã từng sang Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.
Bài thơ “Có phải người Nga muốn chiến tranh?” của Ép-tu-sen-cô thể hiện khát vọng hòa bình của một dân tộc đã chịu nhiều đau thương mất mát, một dân tộc đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ngăn chặn thảm họa cho loài người.
Nhà thơ, dịch giả Nguyễn Quốc Hùng – Việt kiều tại Nga: “Chiến tranh đó là hai từ đáng sợ nhất trên trái đất, mỗi dân tộc, mỗi người lính luôn sẵn sàng đứng lên cầm súng để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ sự bình yên cho mỗi tán bạch dương, luống cày, đồng cỏ, cho giấc ngủ thanh bình của mỗi con người trên hành tinh..."
Đã xa rồi những năm tháng chiến tranh. Thế nhưng, những vần thơ từ năm tháng hào hùng ấy vẫn đong đầy trong tim những người con đất Việt. Và đặc biệt là in sâu trong tâm trí những bạn bè yêu mến đất nước Việt Nam.
Nguồn TTXVN
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...