Mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân lại cùng nhau du xuân tại những địa điểm, di tích lịch sử của đất nước. Thái Bình vinh dự có khu di tích lịch sử Đền Trần là điểm đến của nhiều du khách thập phương. Trong những ngày đầu xuân này, câu chuyện về nhân vật lịch sử tại khu tích Đền Trần lại được nhiều người dân nhớ lại
Hình ảnh quay đền Trần từ bên ngoài
Đền thờ các vua Trần thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà. Đây là nơi phát tích, dựng nghiệp vương triều Trần, với những dấu ấn lịch sử quan trọng. Khu di tích này còn được gọi Thái Đường Lăng, đây là một tổng thể kiến trúc rộng lớn, là nơi thờ tự các vua Trần.
Vào năm Kỷ Sửu, 1289, diễn ra một sự kiện liên quan đến một nhân vật rất quan trọng dưới thời Trần. Mùa xuân Tân Sửu, chúng ta hãy cùng ngược dòng thời gian trở về hơn 700 năm trước, để cùng nói tới câu chuyện về một nhân vật với công lao vô cùng to lớn trong lịch đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Hình ảnh quay đền Trần từ bên ngoài
Bác Cường- Người trông coi Đền: "Ông là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, người có công 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông, một vị tướng tài của lịch sử dân tộc và trên thế giớI". |
Hình ảnh bên trong đền thờ
Trần Hưng Đạo - tên khai sinh Trần Quốc Tuấn. Là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288. Trước đó, đội quân Nguyên Mông chinh phạt khắp lục địa Á – Âu và tạo nên một trong những đế quốc vĩ đại nhất thế giới. Thế nhưng binh đoàn hung hãn ấy đã bất ngờ bị đánh bại bởi quân dân Đại Việt. Và Trần Hưng Đạo được lịch sử nhắc đến là 1 trong 10 vị tướng tài của nhân loại bởi tài năng quân sự, dẫn dắt quân và dân Đại Việt đánh bại đội quân Nguyên Mông tưởng như “bất khả chiến bại” ấy.
Bác Cường - Người trông coi Đền: "Sau 2 trận đánh thắng quân Nguyên Mông thì lần thứ 3 là Trận Bạch Đằng tạo nên chiến thắng vang dội. Năm 1288, ông lãnh đạo nhân dân đánh thắng đội quân Nguyên Mông lần thứ 3, đập tân âm mưu xâm lược của kẻ thù. Sau đó 1 năm là vào năm Kỷ Sửu, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông phong là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Từ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được phong lên là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. 2 chữ “Đại vương” thể hiện công lao vô cùng to lớn của ông". |
Hình ảnh tại đền thờ
Với công lao to lớn đó, dù không phải vua, nhưng Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn được lập một đền thờ riêng tại khu di tích, đó là đền thờ Đức thánh Trần. Hơn 700 năm, mỗi mùa xuân, nhân dân và du khách thập phương lại về đây để tưởng nhớ công lao và tạ ơn vị anh hùng dân tộc, đã bằng đức độ và tài năng giữ vững bờ cõi nước nhà cho muôn vàn thế hệ con dân nước Việt.
Lô Linh
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...