Theo phong tục ngày Tết thì cứ đến ngày 23 tháng chạp hàng năm mọi gia đình lại tất bật sửa soạn nhà cửa, làm mâm cơm cúng tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời, đó là tín ngưỡng dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ và đến nay tục cúng tiễn ông Táo vẫn còn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống.
Người dân đi sắm đồ lễ ngày 23 tại chợ
Ngày 23 tháng chạp, không khí chợ ở cả nông thôn và thành thị nhộn nhịp hơn ngày thường. Theo phong tục cổ truyền của người Việt, ngày này, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời để trình báo những chuyện xảy ra trong gia đình người dân với Ngọc Hoàng. Vì vậy đồ vàng mã và cá chép vàng, hoa tươi là mặt hàng được nhiều gia đình mua nhất và không thể thiếu trong mâm đồ lễ cúng ông Công, ông Táo.
Chị Trần Kim Yến - Phường Lê Hồng Phong, Thành phố Thái Bình: “Thường thì năm nào cũng thế cứ đến ngày này gần như tất cả mọi gia đình đều đi sắm sửa để cúng ông công ông táo lên trời tổng kết một năm cho trọn vẹn và cầu bình an”. |
Gia đình bà Phạm Thị Thúy, Phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình đang chuẩn bị mâm cỗ cúng
Ngoài chuẩn bị lễ vật, ngay từ sáng sớm nhiều gia đình cũng chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để cúng, tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. Đây cũng là cách mọi nhà thể hiện sự biết ơn với các vị thần trong việc mang lại may măn, hạnh phúc sức khỏe cho cả gia đình trong một năm và mong muốn hơi ấm từ bếp lửa sẽ mang đến sự ấm áp, đoàn viên cho gia đình.
Bà Phạm Thị Thúy - Phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình: “ Quan táo hầu trên thiên đình ngày 23 tháng chạp nên chúng tôi làm mâm cơm thịnh soạn để xin tiễn ông trong giờ giấc trang nghiêm để ông chầu trên Ngọc Hoàng tấu trình năm cũ đã qua, năm mới đã tới để phù hộ độ trì cho gia đình, cho con cháu làm ăn học hành tốt lên và công việc hanh thông”. |
Hình ảnh mâm cỗ cúng ngày Ông Công, Ông Táo lên trời
Cuộc sống ngày càng hiện đại nhưng tục cúng ông Công, ông Táo vân giữ được những nét đẹp truyền thống; thể hiện sự kế thừa một giá trị văn hóa có từ ngàn xưa được lưu truyền và gìn giữ cho tới hôm nay.
Ông Đào Đình Vương - Phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình: ” Cứ đến 23 tháng chạp mọi gia đình đều sắp mâm cơm cúng ông Táo để giáo dục cho con cháu đây là nét đẹp văn hóa cầu chúc cho dân an nước thịnh mọi gia đình âm no”. |
Người dân phóng sinh cá chép vàng ngày Tết ông Công ông Táo
Tết ông Công ông Táo với tục lệ phóng sinh cá chép là một trong những nét đẹp văn hóa và sẽ ý nghĩa hơn khi được thực hiện đúng, góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ những nét đẹp của Tết Việt; giúp cho tâm mỗi người được bình an, thư thái để chào đón một năm mới sung túc, ấm no.
Hồng Hạnh
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...