Mặc dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng kỷ niệm về những ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của các chiến sĩ Điện Biên. Để rồi mỗi lần có dịp ôn lại một thời binh nghiệp, họ không giấu nổi sự xúc động, tự hào. Nhân kỷ niệm 66 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi đã gặp gỡ với một số cựu chiến binh để nghe họ kể lại những năm tháng gian khổ nhưng đầy hào hùng của dân tộc.
Huy hiệu chiến sĩ giải phóng Điện Biên
Chiếc dù lấy từ quân địch là kỷ vật mà ông Trần Ngọc Ái, xã Tây Tiến, huyện Tiền Hải lưu giữ cẩn thận 66 năm qua. Với ông, đó không chỉ là chiến lợi phẩm, mà còn là kỷ niệm nhắc ông nhớ về những ngày chiến đấu chia cắt sân bay Mường Thanh. Khi đó, ông Ái là chiến sĩ bộ binh thuộc Tiểu đoàn 322, Trung đoàn 88, Đại đoàn 308.
CCB Trần Ngọc Ái cùng với tấm dù mà ông đã lưu giữ suốt 66 năm qua
CCB Trần Ngọc Ái: Đợt 3 là đợt cuối cùng tổng tiến công, tập trung hỏa lực vào cứ điểm. Đơn vị tôi được giao nhiệm vụ đào giao thông hào cắt đứt sân bay Mường Thanh. Mục đích là mở con đường thẳng vào Chỉ huy sở của Điện Biên Phủ, thứ 2 phòng ngự cắt sân bay để máy bay không xuống được. Máy bay có tiếp tế chỉ ở trên cao thôi, bay trên cao thả xuống, thả xuống bao nhiêu mình thu được hết. |
Còn cựu chiến binh Phạm Ngọc Thát, thị trấn Tiền Hải huyện Tiền Hải vẫn nhớ như in những ngày tháng kéo pháo vào trận địa đầu năm 1954. Khi đó ông Thát đang chiến đấu ở Trung đoàn 141, Đại đoàn 312. Những khẩu hiệu “Còn người, còn pháo”, “Thà chết cũng không rời pháo” đã trở thành quyết tâm sắt đá của bộ đội lúc bấy giờ. Khi pháo được kéo vào đến nơi, đơn vị ông lại nhận được lệnh phải kéo pháo ra. Kéo pháo vào đã vất vả, kéo pháo ra còn gian khổ, hiểm nguy gấp bội, bởi lúc này địch đã phát hiện ra đường hành quân của ta.
Những khẩu đại bác 105 ly nặng trên 2 tấn được kéo qua đèo dốc gập ghềnh đến vị trí chờ ngày nổ súng
Cựu chiến binh Phạm Ngọc Thát: Lúc kéo vào kéo ra mỗi đại đội 1 khẩu pháo 80 người. Đơn vị có lúc pháo nó tọa độ. Chiến sĩ quyết tâm bám dây, một chiến sĩ chèn bánh pháo phải rất dũng cảm, phải cho nhanh, không nhanh kéo cả người theo, phải hi sinh. |
Không chỉ kéo pháo, Cựu chiến binh Phạm Ngọc Thát còn rất vinh dự khi tham gia cả 3 đợt của chiến dịch Điện Biên Phủ, đánh chiếm các cứ điểm quan trọng như Him Lam, Độc Lập, sân bay Mường Thanh. “Đánh xong Him Lam Độc Lập hôm sau pháo địch muốn chiếm lại. Trên giao cho phải đánh chắc tiến chắc, đánh đâu được đó phải giữ được, phải giữ lấy đất không cho địch chiếm lại. Lúc địch mất cứ điểm quan trọng nhất, ban ngày hôm đó chúng tôi thương vong khá ác liệt” – CCB Phạm Ngọc Thát chia sẻ thêm.
Những cựu chiến binh năm xưa gặp nhau mừng ngày chiến thắng
Trong kháng chiến chống Pháp, ở Thái Bình có những gia đình có hai, ba, thậm chí 5 anh em cùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Gia đình CCB Nguyễn Quang Mộc, xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ là một điển hình. Gia đình ông có 3 anh em ruột, nếu tính cả người anh vợ và em rể thì có 5 người tham gia chiến dịch. Ở tuổi gần 90, ông Mộc vẫn nhớ những ngày tham gia đánh đồi E, giải phóng Đông Điện Biên. Khi ấy ông Mộc được phân công về Ðại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Ðại đoàn 312. Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Ðông phân khu trung tâm, dần thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập đoàn cứ điểm. Ðây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất.
CCB Nguyễn Quang Mộc và khung ảnh 5 anh em cùng là lính Điện Biên
CCB Nguyễn Quang Mộc: Muốn đánh đồn nào mình phải làm giao thông hào, đến tận gần lô cốt địch. Nhiệm vụ đào công sự khó khăn, nguy hiểm, hi sinh tương đương với trận đánh. Đã nói sân bay làm gì có đất mềm phải đào phá cả bê tông. Nếu đào ban ngày ko được nên chỉ đào ban đêm, nên ta mới khoét ngầm, đến tối mới đánh sập xuống tự nhiên thành giao thông hào. |
Chia lửa với chiến trường Điện Biên, từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1954, Thái Bình đã bổ sung cho bộ đội chủ lực gần 3.000 người và hàng nghìn dân công gánh gạo, tải thương vượt sông Hồng, sông Đáy đi phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Tháng 4 năm 1954, tháng phối hợp cùng Điện Biên Phủ đánh Pháp, quân dân Thái Bình đã đánh gần 200 trận, diệt và làm bị thương gần 1.000 tên địch, phá hủy hàng chục xe cơ giới. Những đóng góp về sức người, sức của của quân và dân Thái Bình đã góp phần cùng cả dân tộc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954.
CCB Phạm Ngọc Thát, xã Tây Sơn, huyện Tiền Hải nhớ lại: "Chúng tôi đánh bộc phá nổ 1 tấn, anh em nghe tin chiến thắng như thế, anh em trong lán ùa ra vui mừng, phấn khởi, cảm xúc bấy giờ không biết nói như thế nào”.
Còn với CCB Trần Ngọc Ái, xã Tây Tiến, huyện Tiền Hải ngày 7/5/ 1954 cũng là một ngày không thể nào quên: “Hôm 7/5 chúng tôi nhảy từ dưới giao thông hào lên, rồi hô thắng rồi, thắng rồi, ôm nhau sung sướng”.
“56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm/Mưa dầm cơm vắt/Máu trộn bùn non/Gan không núng, chí không mòn”. Dù đã 66 năm trôi qua, nhưng hình ảnh về những trận đánh và tinh thần chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta vẫn còn in đậm trong tâm trí các cựu chiến binh tham gia chiến dịch. Họ có thể tự hào vì đã góp phần làm nên chiến thắng mang tầm vóc thời đại - lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, một “thiên sử vàng” trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc.
Ninh Thanh
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...