Thái Bình là cái nôi của hát chèo, chèo Thái Bình có màu sắc riêng mà không nơi nào có được. Vậy điều gì làm nên sự đặc sắc của chèo Thái Bình và chèo Thái Bình tại sao lại nổi danh đến thế? Hãy cùng phóng viên TBTV đến với thôn An Nạp, xã An Châu, huyện Đông Hưng để cảm nhận được điều này.
Muốn nghe quan họ thì về Bắc Ninh, muốn nghe hát then tìm tới Cao Bằng, thử một lần nghe hò sông Mã thì qua Thanh Hóa, nhưng nếu bạn là người yêu làn điệu chèo, thích văn hóa truyền thống và muốn nghe hát chèo thì về Thái Bình, tìm đến thôn An Nạp, xã An Châu, huyện Đông Hưng để được nghe và cảm nhận nhé.
Bà Nguyễn Thị Thảnh - Thôn An Nạp, xã An Châu, huyện Đông Hưng: Làn điệu chèo rất say đắm lòng người nên chị em say mê lắm. |
Bà Phạm Thị Hoà - Thôn An Nạp, xã An Châu, huyện Đông Hưng:Chúng tôi tham gia hát chèo là thay đổi tinh thần nhiều, bởi vì vui là khoẻ là quên hết cả bệnh tật, có khi đau lưng, đau mỏi gối, dặm lúa,... nhưng đi hát chèo là chẳng còn đau lưng, chẳng còn mỏi gối nữa. |
Không giống như chèo ở những địa phương khác, chèo Thái Bình có chất riêng đó là sự mộc mạc, giản dị, chân chất song không kém phần duyên dáng, biểu cảm trong cách hát lối diễn, giữ nguyên được nhiều yếu tố của chèo cổ. Chính vì chất riêng này mà chèo Thái Bình nổi danh trong làng chèo cả nước, được nhiều người thích chèo, yêu văn hóa truyền thống say mê.
Bà Phạm Thị Hoà - Thôn An Nạp, xã An Châu, huyện Đông Hưng: Chúng tôi toàn những chị em làm nông cứ tối là các chị em thu xếp công việc cứ 7h, 7h30 tụ tập để tập với nhau để hát, nếu mà đi biểu diễn các nơi cũng phải xem lại để đi, mà không có thì cũng vui chơi hát cho tăng thêm sức khoẻ, tuổi thọ của các ông, các bà.
Ông Bùi Xuân Vỹ -Thôn An Nạp, xã An Châu, huyện Đông Hưng: Ngoài đam mê thì còn có mục đích làm cho mình khỏe lên, vui vẻ hơn, lúc đó lao động sản xuất rồi đi hoạt động các mặt khác nó phấn khởi hơn, vui vẻ hơn. |
Mặc dù công nghệ phát triển, thị trường âm nhạc sôi động nhưng ở An Nạp, bên cạnh người già thì nhiều bạn trẻ vẫn mê hát chèo, biết những làn điệu của những tích chèo truyền thống, những âm điệu, lời ca,…
Em Nguyễn Phạm Minh - Thư Thôn An Nạp, xã An Châu, huyện Đông Hưng: Ngoài việc học ở trường, em tham gia hát chèo để gìn giữ điệu chèo quê hương và em cũng rất tự hào. |
Bà Phạm Thị Hoà - Thôn An Nạp, xã An Châu, huyện Đông Hưng: Tỉnh Thái Bình đã là cái nôi hát chèo rồi, nhưng mà nên duy trì cái hát chèo để cho sau này con cháu cũng có cái tự hào về các ông các bà đã gìn giữ được.”
Bà con say sưa với những làn điệu chèo, khí thế diện mạo quê hương cũng trở nên thay đổi. Tiếng hát và làn điệu chèo của người dân An Nạp thiết tha, đầm ấm đã làm nên sức sống mới nơi làng quê cổ kính.
Hát chèo như một phương thức để làm cho tâm hồn con người thêm thăng hoa, tin yêu vào cuộc sống. Có lẽ vì thế nên dù ở đâu, làm gì thì những nghệ nhân chèo ở An Nạp vẫn luôn mang trong mình ý thức về việc nuôi dưỡng, gìn giữ nghệ thuật chèo truyền thống, để di sản đặc sắc, quý báu đó mãi là mạch nguồn văn hóa của quê hương Thái Bình.
Thúy Quỳnh
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...