Độc đáo nghệ thuật gốm Hương Canh

Thứ 6, 13/12/2019 | 20:14:05
2,489 lượt xem

Người xưa vẫn có câu "sứ Móng Cái, vại Hương Canh”, vùng đất Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc từ lâu đã nổi tiếng với sản phẩm gốm sành. Vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên của gốm Hương Canh mấy trăm năm nay vẫn phảng phất cái chất quê, bình dị đến nao lòng…

Gốm Hương Canh từ lâu đã được biết đến là loại gốm chống nước thẩm thấu, ngăn được ánh sáng, giữ được bền hương vị của những thứ đựng bên trong. Trải bao thăng trầm, làng gốm Hương Canh nổi tiếng cả nước đã có thời đi vào quên lãng. Thế nhưng, nơi đây vẫn có những con người cống hiến cả tuổi trẻ cho gốm, giữ và tiếp lửa truyền thống của cha ông.


 Anh Nguyễn Hồng Quang - Thôn Lò Cang, thị trấn Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

"Cái khác biệt của Gốm Hương Canh là ở đây là nó là một dòng gốm mộc được nung ở nhiệt độ cao. Nó có một độ bền tốt, khi được nung xong với lý do là nó được cấu thành từ hai thành phần đất sét xanh và đất sét nâu. Gốm hương canh không có men, không phụ thuộc vào màu men, gốm hương canh phụ thuộc vào nhiệt độ nung."


Gốm Hương Canh là loại gốm sành, không dùng men, nên kỹ thuật điêu khắc giúp người thợ dễ “thổi hồn” vào sản phẩm thông qua các hình khối, chi tiết đắp nổi, tận dụng hiệu ứng ánh sáng tự nhiên. Theo những người hiểu biết về gốm, nếu dùng gốm Hương Canh để pha trà thì giữ được vị trà và nhiệt độ rất lâu; đựng rượu không giảm nồng độ, thậm chí càng để lâu thì rượu càng ngon; đựng hạt giống, hạt giống không bị ẩm mốc và bị trẩm. Tiếng lành đồn xa, các mặt hàng gốm Hương Canh được người tiêu dùng ưa chuộng và có mặt rộng rãi trên khắp cả nước.


Bà Giang Thị Nhạn - Thôn Lò Cang, thị trấn Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

"Có nơi người ta chỉ tráng men có 800 độ thì nó đã chảy, đã bóng loáng rồi. Nhưng mà sành hương canh có miếng sành đập ra cái thì trong ngoài nó như nhau. Sành hương canh bây giờ cũng có giá rồi đấy, người ta không thích mua ở ngoài kia đâu, người ta hay vào tận lò người ta mua."


Nghệ nhân Nguyễn Hồng Quang - chủ cơ sở gốm Quang Đức, là người duy nhất và cũng nổi tiếng nhất tại quê hương còn theo đuổi nghề làm gốm chuẩn chỉ của cha ông truyền lại. Không chỉ lưu giữ những nét đẹp của nghề gốm truyền thống, anh Quang còn được mọi người biết đến như là người đã nâng tầm gốm sứ Hương Canh. Với các tác phẩm gốm mỹ thuật của anh Quang, gốm Hương Canh giờ không chỉ được dùng trong "bếp" mà còn được sử dụng như những tác phẩm trang trí, một tác phẩm nghệ thuật. Những hình ảnh quê hương được nghệ nhân khéo kéo đưa vào trên từng thân gốm, cũng góp phần quảng bá hình ảnh đất và người Vĩnh Phúc.


Anh Nguyễn Hồng Quang - Thôn Lò Cang, thị trấn Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

"Gốm Hương Canh sẽ có tương lai, tương lai là phải có lớp trẻ kế cận, để gìn giữ phát triển nó lên, cái mong muốn những người trực tiếp làm như chúng tôi là các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho những người đang làm nghề có một khu quy hoạch riêng để phát triển hơn thế này nữa."


Hàng ngày, anh Quang và các nghệ nhân còn lại của làng gốm Hương Canh vẫn đang miệt mài với công việc của mình, vừa thiết kế, vừa lo thị trường đầu ra cho các sản phẩm gốm. Khó khăn còn nhiều nhưng với mong muốn giữ lửa nghề gốm Hương Canh, anh  Quang vẫn đang kiên trì theo đuổi, để đưa gốm Hương Canh tới gần hơn người tiêu dùng, để lửa lò gốm sẽ còn cháy mãi…/.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...