Văn hóa và Con người trong quá trình Phát triển

Thứ 4, 27/11/2019 | 20:10:05
600 lượt xem

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh hun đúc nên phẩm chất, cốt cách con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của dân tộc, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về văn hóa, được thể hiện thông qua các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng.

Vốn là một tỉnh thuần nông nghèo khó, chỉ trong vòng 10 năm, Bình Dương đã lột xác ngoạn mục, trở thành một tỉnh công nghiệp hóa, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển quá nóng của kinh tế cũng đã thu hút một lượng lớn lao động từ khắp các tỉnh thành về làm việc. Điều này đã phá vỡ kết cấu xã hội thuần nông, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội mới.

GS, TS Trần Ngọc Thêm, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: 

"Bình Dương quản lý khá là tốt vì vậy mà sự trả giá nó không lớn như ở nhiều nơi khác đang diễn ra . Nhưng mà nó rất rõ ở hai lĩnh vực, một là về tai nạn giao thông và hai là các loại tội phạm, các vụ án các thứ khác đều là dẫn đầu."



Tại Bình Dương, bên cạnh những điều bất cập như sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, giữa các ngành nghề; sự thiếu hụt nguồn lực lao động kéo theo sự gia tăng dân số một cách cơ học, trở thành có một hạn chế rất lớn, nhưng khó thấy – đó là sự phát triển thiếu bền vững giữa các nhân tố Kinh tế - Văn hóa - Con người. 

Tiến sĩ Nguyễn Văn Thủy, Trường Đại học Thủ Dầu Một: 

"Tỉnh chúng ta đang phát triển về công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì những sinh viên nhập cư từ tỉnh khác đến cho nên là bắt đầu hội nhập trong văn hóa đô thị cũng gặp rất nhiều khó khăn."




Chị Nguyễn Thị Bích Trâm, Tỉnh đoàn Bình Dương: "Bản thân của tôi cũng là dân nhập cư, tôi học, làm việc, sinh sống đều tại Bình Dương. Theo bản thân tôi nghĩ thì từ nhà trường đến cơ quan, thậm chí tới nơi cư trú cần có những chính sách, quan tâm đặc biệt hơn để cho những người nhập cư như chúng tôi có thể hòa nhập, cũng như phát triển văn hóa đặc trưng của người Bình Dương, để đồng hành cùng sự phát triển của Bình Dương."

Sự mất cân bằng giữa phát triển kinh tế và văn hóa - con người càng gia tăng cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển. Thực trạng này càng được nhận thấy rõ khi đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 33, hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9, khóa XI, về xây dựng văn hóa con người Việt Nam. 

Ông Bùi Hữu Toàn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Bình Dương: 

"Tỉnh ủy Bình Dương xác định là qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 33 của Trung ương về xây dựng văn hóa con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tỉnh đạt được những thành tựu cơ bản. Trong thời gian tới, Tỉnh ủy xác định xây dựng văn hóa, con người Bình Dương chuẩn mực đạo đức. Người Bình Dương có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, đặc biệt là lòng hiếu khách, tính năng động, sáng tạo trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa."

5 năm qua, Tỉnh ủy Bình Dương đã xây dựng Chương trình hành động số 88 nhằm cụ thể hóa nội dung Nghị quyết của Trung ương Đảng với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện sát hợp với đặc điểm, tình hình địa phương. 


Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...