Theo phong tục, vào dịp Tết Trung Thu các em nhỏ cùng nhau “phá cỗ”, rước đèn và đi xem múa lân…Trong nhịp sống hiện đại, Tết trung thu, được tổ chức với nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Những chiếc đèn ông sao, những điệu múa lân sư tử vẫn được các em nhỏ rất hào hứng.
Thế nhưng, những người còn gắn bó với nghề làm đèn ông sao, nghề đầu lân, những tổ đội múa lân hiện đang dần vắng bóng. Mà tiếc thay,chính họ, những người lưu giữ hồn cốt của tết trung thu cổ truyền luôn mang lại cho các em nhỏ một Tết thiếu nhi thật ý nghĩa và nhiều mơ ước.
Nằm ngay mặt đường quốc lộ 10 địa phận qua xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, có 1 cửa hàng treo bán những chiếc đầu lân sử tử, đồ chơi dân gian truyền thống dành cho tết trung thu, đó chính là ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Tăng, người đã có 13 năm gắn bó, tâm huyết với nghề làm đầu lân, sử tử truyền thống. Với ông nghề làm đầu lân sư tử này thực sự là một cơ duyên.
Ông Nguyễn Văn Tăng - xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ: “Trước kia bố tôi cũng làm đầu lân, nhưng ngày đó chỉ làm bằng rơm bó lại uốn thành hình hình đầu lân. Sau này tôi cũng làm thử 2 đầu lân để chơi, sau được mọi người biết đến khen và đặt tôi làm, thế là dần trở thành nghề” |
Theo ông Tăng chia sẻ, để làm ra một con lân thì phải qua rất nhiều công đoạn, mỗi đầu lân, sư tử cũng mất khoảng 4-5 ngày với bốn công đoạn gồm lên sườn, phối màu, tạo hoa văn và trang trí hoàn chỉnh. Vài chục năm trước, đầu lân, sư tử quét sơn rất hút hàng nhưng vài năm trở lại đây sản phẩm này đòi hỏi sự tìm tòi nghiên cứu công phu, tỉ mỉ hơn như vải kim sa, vẽ hoa văn, vẽ mắt lân, dán lông… Cũng chính từ sự yêu nghề mà ông Tăng còn nghiên cứu thay đổi vật liệu mới để đầu lân bền hơn và nhẹ hơn, thuận tiện cho người múa lân.
Ông Nguyễn Văn Tăng - xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ: “Mọi bộ phận của đầu lân tôi đều tìm tòi nghiên cứu tham khảo và kết hợp cùng nét độc đáo của đầu lân của các cụ xưa. Ngoài ra, tôi cũng đầu tư đổi mới mẫu mã của đầu lân, ví dụ như đôi mắt lân, tôi phải tìm cách để mi mắt khép mở ra được, kết hợp chất liệu để đầu lân khi biểu diễn ngoài trời mưa không bị hỏng” |
Dù đã sắp bước vào độ tuổi 60, nhưng ông Nguyễn Văn Tăng vẫn miệt mài, cần mẫn với nghề làm đầu lân sư tử truyền thống. Niềm đam mê cùng sự sáng tạo đã giúp ông tạo ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh với thị trường. Những đầu lân, sư tử luôn toát lên vẻ uy nghi, "hồn vía" của linh vật sống động. Đây là nét đặc trưng riêng, độc đáo của sản phẩm đầu lân sư tử của gia đình ông Tăng so với các nơi khác.
Ông Nguyễn Văn Tăng - xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ: “Khi có biểu diễn múa lân thấy người dân và các em nhỏ vui cười, thấy không khí nhộn nhịp, đó là niềm vui động lực để giúp tôi miệt mài sáng tạo và làm ra những đầu lân này” |
Cùng với nghề làm đầu lân sử tử thì tại An Lễ cũng đã và đang lưu giữ được 10 tổ đội múa lân. Trước đây công việc này do các cụ cao niên biểu diễn. Tuy nhiên do tác động của nhịp sống hiện đại, phong trào múa lân sư tử dần mai một. Trải qua năm tháng, các thế hệ đi trước truyền dạy và lưu truyền lại những điệu múa, hồn cốt của múa lân cổ truyền. Cứ mỗi mùa trung thu về, các thành viên trong đội lân sư tử của thôn Đồng Phúc, xã An Lễ, lại có dịp tập hợp đông đủ để cùng nhau tập luyện những tiết mục múa lân, biểu diễn phục vụ các em nhỏ và người dân trong thôn.
Ông Nguyễn Văn Nhiệm - xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ: “Các đội múa lân ở An Lễ, đặc biệt ở thôn Đình Phúc có từ rất lâu rồi. Nó cũng xuất phát từ truyền thống văn hóa của người dân An Lễ, thế hệ đi trước truyền dạy cho thế hệ sau” |
Hiện nay, mỗi đội lân sư tử ở đây thường có từ 10 - 12 thành viên. Ngoài việc tự huy động kinh phí mua lân, trang phục, đạo cụ, các đội cũng tự sắp xếp thời gian tập luyện, đồng thời học hỏi thêm các động tác múa lân mới lạ, đòi hỏi kỹ thuật cao, mang lại niềm vui cho các em nhỏ.
Anh Đình Văn Quân - thôn Đồng Phúc, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ: “Chúng tôi là thế hệ sau nối tiếp truyền thống của đội múa lân, cũng muốn duy trì và giữ gìn đội múa lân cho con cháu sau này nữa. Tham gia múa lân sư tử đòi hỏi người có sở thích, có tâm, không phải ai cũng học và nhảy được” |
Ông Phạm Trung Phương - Cán bộ Văn hóa xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ: “Địa phương An Lễ có truyền thống văn hóa của các tổ đội múa lân, hiện xã còn duy trì được 10 tổ đội múa lân sư tử ở các thôn. Địa phương cũng đang khuyến khích các đội múa lân lưu truyền và giữ gìn nét văn hóa cổ truyền này” |
Tết Trung thu luôn được các em nhỏ mong đợi mỗi năm. Bởi ngày đó, các em được vui chơi, được cùng nhau phá cỗ trông trăng, rước đèn và được hòa mình cùng đoàn múa lân sử tử, đó vốn là nét đẹp trong Tết trung thu cổ truyền của dân tộc ta. Mặc dù những người đang gìn giữ nghề làm đồ chơi dân gian truyền thống, những tổ đội múa lân không còn nhiều, nhưng sự miệt mài, tâm huyết của họ đã góp phần lưu giữ nét tinh hoa trong Tết trung thu. Để vẫn còn đó nét trung thu cổ truyền…
Phương Thúy
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...