Nhiều người quan niệm thực hiện phóng sinh là tu nhân tích đức, cứu giúp muôn loài thì bản thân sẽ không gặp vận hạn xấu, tâm sẽ thanh thản hơn.
Không chỉ phóng sinh vào Rằm tháng Giêng, nhiều người còn thực hiện nghi lễ phóng sinh vào Rằm tháng 7 Âm lịch - thời điểm được quan niệm là ngày cúng cô hồn, hay còn được biết là ngày Vu lan báo hiếu theo giáo lý nhà Phật.
Nói về tục phóng sinh vào Rằm tháng 7, TS Nguyễn Thị Hồng - Chuyên gia nghiên cứu Văn hóa Việt Nam cho biết: "Tục phóng sinh của người Việt thường diễn ra vào 2 dịp là Rằm tháng Giêng và Rằm tháng 7. Việc phóng sinh vốn để thể hiện tấm lòng từ bi, mong muốn đem lại sự an lạc cho muôn loài chúng sinh. Tích cũ kể lại, đức Phật khi còn đang là thái tử Tất Đạt Đa đã từng cứu giúp một con thiên nga bị thợ săn bắn hạ. Khi đó, thái tử mới chỉ 9 tuổi nhưng đã mở lòng từ bi, nhân ái. Sau khi đã tu thành chính quả, đức Phật khi thuyết pháp vẫn luôn đề cao việc từ bi, bất sát, phóng sinh cứu giúp muôn loài".
Chuyên gia nghiên cứu Văn hóa Việt Nam này cũng cho biết, người Việt thường chọn các loài vật như chim, cá, ốc, lươn, rùa… để phóng sinh. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền mà họ chọn các con vật phóng sinh khác nhau. Ví như người miền núi có thể phóng sinh các loài như khỉ, chim. Người miền biển phóng sinh cá… "Nhưng dù nghi thức phóng sinh được thực hiện thế nào thì cũng thể hiện tấm lòng từ bi bác ái, đánh thức tâm Bồ đề của chúng sinh trước khi phóng sinh, là thể hiện lòng từ bi của người con Phật, tâm không mong cầu lợi ích cho riêng bản thân mình nhưng phước báu lại to lớn vô cùng. Đạo Phật cũng dạy, người thường xuyên cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn. Người thường xuyên phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn, vận hạn xấu, con cháu đông đúc, hưởng an lành… Vậy nên, việc phóng sinh vào tháng 7 Âm lịch cũng được xem là cách để cứu vớt chúng sinh, tích đức để hồi hướng cho các linh hồn, cầu mong thoát khỏi vận hạn" - TS cho hay.
TS Nguyễn Thị Hồng cũng bày tỏ quan điểm, hiện nay nhiều người thực hiện việc phóng sinh nhưng lại làm theo phong trào, thấy nhiều người làm nghi lễ, thả nhiều sinh vật thì bản thân cũng cố chạy theo số đông, thu gom đặt mua chim thú phóng sinh số lượng lớn để thả. Thực tế, điều này lại đang kích thích lòng tham, tiếp tay cho những kẻ đánh bắt động vật câu bẫy các loài để bán phục vụ nghi lễ phóng sinh.
"Bản thân tôi khi phóng sinh vào những dịp lễ thì không bao giờ gọi điện đặt mua chim cá mà sẽ tùy duyên để phóng sinh. Khi đi đường thấy người ta mua bán chim, cá, ốc thì tôi sẽ mua hết để phóng sinh, như vậy sẽ hạn chế phần nào những kẻ câu bẫy động vật để bán cho những người phóng sinh" - TS chia sẻ thêm.
Nguồn vtv.vn
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...