Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên

Thứ 4, 07/08/2019 | 09:02:22
1,284 lượt xem

Năm học 2018-2019 đánh dấu sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngoài những kết quả tích cực đã đạt được, ngành giáo dục còn tồn tại những hạn chế và điều này đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra tại Hội nghị tổng kết năm học do Bộ GD&ĐT tổ chức sáng 6.8 tại Hà Nội.

Tại hội nghị, Thủ tướng chỉ ra những tồn tại của ngành Giáo dục hiện nay, đó là: thiếu trường lớp nhất là ở khu công nghiệp; công tác sắp xếp các trường sư phạm còn chậm; tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, nhất là ở bậc mầm non…Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh chưa đúng mức và giáo dục kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành còn hạn chế.

 Nêu ra các giải pháp lớn cho ngành Giáo dục, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các địa phương rà soát mạng lưới quy hoạch trường lớp, nhất là hệ thống mầm non, phổ thông phù hợp, tạo điều kiện cho con em và người dân. Đẩy mạnh sắp xếp lại hệ thống các trường sư phạm, bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt, không chỉ ngành giáo dục mà toàn xã hội phải vào cuộc để nâng cao giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:

Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên của chúng ta phải là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó nhà trường đóng vào trò trung tâm. Chúng ta có 1 nguyên lý vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội, chúng ta nói nhiều rồ nhưng thực hành chưa được bao nhiêu. Giáo dục đạo đức lối sống không chỉ trong trường mà đặc biệt thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo để học sinh sinh viên tiếp xúc với truyền thống văn hoá. Tôi lấy ví dụ các đồng chí tổ chức hoạt động viếng nghĩa trang, thăm đối tượng chính sách, người có công, thăm những nơi có cuộc sống khó khăn, thấu hiểu cuộc sống của nhân dân, tất cả điều đó là cần thiết. Nhưng điều chúng ta muốn nói hôm nay là thầy cô gương mẫu là tấm gương quý báu nhất để học sinh noi theo, nó  là phạm vi trong ngành giáo dục.



Liên quan đến vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh việc giáo dục đạo đức, lối sống phải bám sát vào 3 khẩu hiệu: Tiên học lễ, hậu học văn; thi đua dạy tốt - học tốt; tất cả vì học sinh thân yêu và bám sát vào 5 điều Bác Hồ dạy. Theo đó, sinh hoạt  Đoàn Đội, giáo dục đạo đức phải đổi mới. Đặc biệt không nên coi dạy đạo đức là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên dạy đạo đức, giáo dục công dân - mà là trách nhiệm của tất cả giáo viên trong nhà trường.

 Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam

Giáo dục đạo đức cho học sinh không cần bằng những thứ cao siêu mà bằng những thứ gần gũi, thân thiết. Giáo dục thông qua nêu người tốt việc ở trong địa bàn dân cư, trong trường, lớp...Tới đây, sẽ phát động những bài giảng mẫu về đạo đức, trên tinh thần gắn với người tốt việc tốt. Kêu gọi học sinh và toàn xã hội làm những clip ngắn về gương người tốt việc tốt, về văn hóa ứng xử. Đấy là cách giáo dục đạo đức tốt






Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, ngành giáo dục cho biết trong năm học 2019- 2020 toàn ngành tập trung 5 nội dung: quy hoạch lại mạng lưới trường lớp ở tất cả các cấp học ; tập trung phát triển đội ngũ, thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới; đổi mới cơ chế quản lý; tăng cường đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong quá trình; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu năng suất lao động và hội nhập.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...