Thái Bình có hệ thống di tích lịch sử - văn hóa phong phú, đa dạng, trong đó, nhiều di tích được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia. Các di tích là nơi lưu trữ những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Tuy nhiên, hiện nay, việc bảo tồn các di tích gặp nhiều khó khăn khi hàng loạt các di tích bị xuống cấp nhiều năm song chưa có kinh phí tôn tạo, tu bổ.
Đình Phương Cáp xã Hiệp Hòa huyện Vũ Thư, một địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng của tỉnh, nơi đây từng đón Bác Hồ về thăm và nói chuyện với cán bộ và nhân dân địa phương năm 1967. Đình Phương Cáp được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1993. Trải qua thời gian dài không có điều kiện tu bổ, tôn tạo Đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, sân đình thấp hơn đường làng và khu vực xung quanh khoảng 40cm, đại bộ phận các kết cấu bị mối mọt xâm hại, phải dùng cột chống đỡ tạm bợ..... chính quyền địa phương đã vào cuộc, thế nhưng đó chỉ là những ứng phó tạm thời ...
Ông Phạm Văn Thái , Xã Hiệp Hòa huyện Vũ Thư : “Đã mưa là Đình dột, nhiều xà bị hỏng xà , có chỗ bị đứt bỏ, tường cách cột 10cm
Ông Bùi Đình Mậu, Chủ nhiệm câu lạc bộ Đình Phương Cáp: Đình Đã hai ba lần trùng tu nhưng ngân sách ít nên chỉ sửa chữa nhỏ; chống đỡ cả chồng nóc rồi nhưng nguy cơ mưa bão đến không được an toàn
Được xây dựng năm 1938, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Đình Đền Cổ Dũng xã Đông La huyện Đông Hưng cũng mới được trùng tu một lần vào năm 2008, hiện một số hạng mục công trình đã xuống cấp , đặc biệt là phần mái. Có rất nhiều mảng đã xô sat, tụt ngói, . Nhiều xà dầm do ngấm nước lâu ngày đã mục mủn . Xót xa khi đình làng ngày một xuống cấp. Nhiều cuộc họp bàn phương án chống đỡ. Thế nhưng ai cũng biết , đây là di tích cấp quốc gia, muốn sửa chữa, trùng tu phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của Luật Di sản, phải có quy trình cụ thể.
Ông Nguyễn Văn Dưỡng, xã Đông La huyện Đông Hưng: Nguyện vọng của nhân dân là tu tạo lại, không được khang trang như trước nhưng tương đối một chút để đảm bảo khu di tích lịch sử cấp quốc gia khang trang lịch sự
Ông Nguyễn Văn Tiễn, Phó Chủ tịch UBND xã Đông La huyện Đông Hưng : Vấn đề đầu tiên khó khăn vẫn là kinh phí; thứ hai đó là để làm được thủ tục xin phép được trùng tu tôn tạo rất mất nhiều thời gian. Chúng tôi đề nghị các cấp giảm bớt các thủ tục hành chính để giúp các địa phương có biện pháp quản lý các di tích thật tốt
Thái Bình hiện có 2969 di tích trong đó có 666 di tích được xếp hạng các cấp. Trải qua hàng trăm năm với khí hậu thời tiết khắc nghiệt, không chỉ có Đình Phương Cáp, Đình Đền Cổ Dũng mà nhiều di tích hiện nay đã và đang xuống cấp nghiêm trọng.… Di tích là nơi lưu giữ giá trị văn hóa, do vậy, việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử là việc làm cần thiết, cần sự chung tay vào cuộc không chỉ của chính quyền, mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân để phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đồng thời gắn di tích với đời sống đương đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường giao lưu văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế./.
Hồng Hạnh
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...