Nằm nép mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa. Nơi bốn mùa thiên nhiên tươi đẹp. Những nếp nhà cổ tại làng vườn Bách Thuận, huyện Vũ Thư là nơi lưu giữ được nét đẹp kiến trúc của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, mà khó ở nơi nào có được. Một nét đẹp cổ kính ẩn mình trong màu xanh bạt ngàn của cây cối.
Về thăm làng vườn Bách Thuận, chúng tôi đến thăm ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Xuân Miễn, thôn Bách Tính, xã Bách Thuận. Ông Miễn chia sẻ với chúng tôi nhà cổ ở Bách Thuận đã xuất hiện từ lâu, đã phải hơn 100 năm nay. Và ngôi nhà của gia đình ông là ngôi nhà cổ nhất tại Bách Thuận còn lưu giữ được cho đến ngày nay.
Ông Phạm Xuân Miễn - thôn Bách Tính, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư: Nhà cổ Bách Thuận hình thành lâu rồi, như nhà cổ nhà tôi hình thành 120 năm rồi. Ở vùng miền Bắc đến mùa gió to, bão lớn, nên nếu có điều kiện thì xây nhà cửa nó vững chãi, mà chỉ làm kiểu nhà cổ thì nó vững chãi, chứ bấy giờ xi măng cốt thép nó chưa có. Nên làm vững chắc hoàn toàn bằng gỗ lim xây dựng lên
Theo như ông Miễn nói, khi xưa, để xây dựng được 1 ngôi nhà cổ thì chủ nhà phải thuê 1 nhóm thợ mộc đến ở cùng với gia đình và dựng nhà. Đặc biệt, việc xây dựng nhà cổ không thể tính trước được hết bao nhiêu thời gian và tiền bạc vì nó phụ thuộc vào kiến trúc và những hoa văn do người thợ chạm khắc. Việc xây dựng nhà cổ hoàn tất có thể kéo dài đến hơn 1 năm. Và trong việc dựng nhà, cất nhà cũng được xem rất cẩn thận.
Ông Phạm Xuân Miễn - thôn Bách Tính, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư: Xây dựng nhà trước tiên xem tuổi người chủ, năm nào thì dựng được, dựng nào ngày nào tháng nào. Khi mà dựng nhà thì ông thợ cả đội khăn đỏ mặc quần áo đỏ, thợ hai làm tùy tòng, thợ phụ, toàn đội khăn đỏ cất nhà. Và xem giờ kèo tuổi tác mới cất được, xem kỹ lắm.
Nhà cổ ở Bách Thuận biểu trưng cho kiến trúc nhà truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ còn lưu giữ được. Nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ lim và điều đặc biệt là ngôi nhà cổ này đã trường tồn được hơn 100 năm nay, mà vẫn như mới và vững chắc.
Ông Phạm Xuân Miễn, thôn Bách Tính, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư: Tổng quan ngôi nhà cổ 3 gian 2 buồng cân, kết cấu mái thượng cốn hạ bê, hoàng du lợp ngói, 2 vì thuận cuốn suốt. Trong nhà treo bức đại tự có 4 chữ “Quang thiên dụ hậu”, ý nói là người đi trước làm điều sáng sủa để người sau theo sau
Nếp nhà trăm năm tuổi ẩn hiện trong từng chi tiết nhỏ khiến nhiều du khách từng đặt chân đến đây đều phải trầm trồ ngợi khen. Những bức đại tự, hoành phi, câu đối, chữ nho được treo trong nhà, chính là phương châm sống trong gia đình ông Miễn qua nhiều thế hệ. Nếp sống sinh hoạt và phép tắc cư xử luôn được ông chỉ bảo con cháu trong nhà. Có lẽ vì thế, thật dễ hiểu, khi hiện nay trong gia đình ông đang có 4 thế hệ cùng sinh sống hòa thuận trong ngôi nhà cổ này.
Trải qua biết bao biến cố thời gian, đời sống của người dân Bách Thuận cũng đã có nhiều thay đổi. Những ngôi nhà cao tầng, căn biệt thự dần thay thế những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Nhưng với không ít người Bách Thuận, những người đã sinh sống và gắn bó với ngôi nhà cổ gần cả cuộc đời, thì họ vẫn luôn mong muốn lưu giữ, bảo tồn những ngôi nhà cổ. Để lưu giữ lại những kỷ niệm và nét văn hóa xưa rồi lưu truyền cho con cháu sau này.
Bà Nguyễn Thị Dậu - xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư: Sống trong ngôi nhà cổ này tôi muốn lưu lại để con cháu, để cuộc sống con cái đi xa về gần nó ấm cúng trong ngôi nhà cổ này. Nếu làm kiểu mới nó chóng xa sút, chóng hỏng. Ngôi nhà này tôi đã tu sửa được thế này thì sau 100 năm nữa cũng không hỏng được
Những ngôi nhà cổ ở Bách Thuận luôn ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, do được xây dựng khá thấp nên có sức chống chịu bão gió, nó tượng trưng cho một nếp sống, một nét văn hóa làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chính vì lẽ đó, ngày nay, khi chính quyền địa phương nơi đây đang khẩn trương xây dựng tuyến du lịch sinh thái tại làng vườn Bách Thuận, thì nhà cổ là điểm dừng chân không thể thiếu.
Ông Nguyễn Kim Sáu - Phó Chủ tịch UBND xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư: Đối Bách Thuận còn khoảng 15 ngôi nhà cổ. Đối với chủ trương Đảng bộ chính quyền địa phương trở thành điểm du lịch làng vườn cộng đồng trong tương lai, chủ trương thứ nhất là quy hoạch vùng sản xuất, thứ 2 là đầu tư cơ sở hạ tầng, thứ 3 là trùng tu, tôn tạo điểm di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, thứ 4 là vận động, khuyến khích bà con cải tạo, nâng cấp những ngôi nhà cổ. Trong tuyến du lịch làng vườn, thì du khách sẽ được trải nghiệm thăm ngôi nhà cổ, tham quan quan vườn hoa cây cảnh, thưởng thức những món ăn đặc sản của địa phương
Những ngôi nhà cổ ở làng vườn Bách Thuận là nơi lưu giữ nhiều giá trị về văn hóa, kiến trúc rất đặc trưng của làng quê Việt Nam. Những công trình kiến trúc cổ trong những ngôi nhà cổ nơi đây là một bảo tàng sống chứa đựng rất nhiều câu chuyện ý nghĩa, nhiều giá trị lịch sử và văn hóa làng quê, nhắc nhở lớp con cháu nên trân quý và gìn giữ như gìn giữ nếp nhà, hồn Việt.
Phương Thúy
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...