Đền thờ - từ đường Thái Phúc, xưa là thôn Phúc Khê, nay thuộc thôn Phúc Tiền, xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy. Đây là nơi thờ tự 2 vị quan tài đức thời nhà Lê sơ Danh nhân văn hóa - Thám Hoa Quách Đình Bảo và Danh nhân văn hóa - Hoàng Giáp Quách Hữu Nghiêm. Đền thờ vốn được xây dựng trên nền đất xưa là thư viện của Thám Hoa khi hưu quan. Là nơi con cháu đời đời của dòng họ Quách thờ tự tưởng nhớ công đức của 2 vị Thám Hoa và Hoàng Giáp.
Tại vùng đất Phúc Khê xưa là nơi sinh ra của 2 vị quan tài đức thời nhà Lê sơ, Cụ Quách Đình Bảo là anh cả và Cụ Quách Hữu Nghiêm là em út trong một gia đình có bốn anh em trai đều học hành đỗ đạt. Cả hai ông đều đỗ tiến sĩ, đều là quan đại thần đời vua Lê Thánh Tông, đều giữ chức Thượng thư, đều giữ chức Đô ngự sử, đều đi sứ nhà Minh, đều tham gia Hàn lâm viện, là quan đề điệu (Chánh chủ khảo) trong các cuộc thi đình tại Quốc Tử Giám và đều phò Vua, tham gia trực tiếp đi đánh trận mở mang bờ cõi sang phía nam và phía tây.
Ông Quách Đình Vinh - Nguyên Trưởng ban quản lý di tích đền Thái Phúc: Quê hương tôi mảnh đất làng Phúc Tiền, với mảnh đất địa linh nhân kiệt. ở thế kỷ thứ XV đã nổi danh 2 cụ Thám Hoa Quách Đình Bảo và Hoàng Giáp Quách Hữu Nghiêm. Nơi đây là đền thờ của 2 Cụ, đền thờ dựng lên khi 2 Cụ mất đi vào năm 1508 thì đền thờ được dựng lên. với khuôn viên của 1 vị quan tứ trụ triều đình thì đây là một từ đường khiêm tốn, tuy nhiên từ đó đến nay con cháu giữ gìn, toàn bộ phần kiến trúc được giữ nguyên như cũ, đền được xây dựng theo hình chữ nhị.
Danh nhân văn hóa, Thám Hoa Quách Đình Bảo sinh năm 1434, mất ngày mùng 1 tháng 7 năm Mậu Thìn (tức 1508), thọ 74 tuổi. Đền thờ từ đường họ Quách được xây dựng sau khi cụ Thám Hoa Quách Đình Bảo mất. Từ đó đến nay con cháu trong dòng họ luôn giữ gìn, toàn bộ kiến trúc trong đền thờ đều được giữ nguyên như cũ, đền được xây dựng 2 tòa theo hình chữ nhị. Phía bên trong cung cấm còn lưu giữ và thờ tự 1 bức kháng gian cao 1,8m dài 2m, đây là bức kháng gian cổ, thời nhà Nguyễn. Cùng bài vị, mũ, áo quan của 2 cụ Thám Hoa Quách Đình Bảo và Hoàng Giáp Quách Hữu Nghiêm.
Ông Quách Đình Vinh, Nguyên Trưởng ban quản lý di tích đền Thái Phúc: Trong đền thờ còn lưu giữ được những đồ quý mà các cụ lưu lại, như bức đại tự “Thi lễ truyền gia” do vua Lê Thánh Tông tặng cho Cụ Thám Hoa Quách Đình Bảo. 1 dòng họ truyền thống hiếu học có 2 anh em đều đỗ đầu khoa bảng, bức đại tự ghi danh và để nhắc nhở con cháu đời sau dòng họ nối tiếp đường khoa bảng.
Phía sau khu đền thờ, con cháu sau này của dòng họ Quách đã xây dựng Nhà truyền thống dòng tộc họ Quách. Đây là nơi giáo dục cho con cháu đời đời về truyền thống hiếu học của dòng họ. Trong nhà truyền thống có treo đồ phả của dòng họ Quách cho đến ngày nay và còn lưu giữ được 5 sắc phong của đời vua Tự Đức, Duy Tân, Khải Định tri ân công đức của Cụ Quách Hữu Nghiêm.
Ông Quách Đình Thuyên - Trưởng Ban khuyến học của dòng họ Quách: Trong nhà truyền thống còn treo đồ phả dòng họ Quách, muốn hướng tới con cháu biết được dòng họ Quách, hướng con cháu lấy chữ Hiếu làm đầu, lấy chữ Trung làm trọng. Năm 1989, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận Từ đường – Phần mộ và Đền Côn Giang là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Nằm ngay cạnh đền thờ - từ đường Thái Phúc là khu lăng mộ của Cụ Thám Hoa Quách Đình Bảo. Khu chính lăng có đặt bàn thờ Cụ Thám Hoa cùng với 2 văn bia tạc ghi thân thế sự nghiệp và công đức của Cụ thời nhà Lê sơ. Phía sau hậu lăng có lập 3 bia mộ thờ những bậc thủy tổ của dòng họ Quách. Kể từ năm 1508, sau khi Cụ Thám Hoa Quách Đình Bảo mất, lăng mộ được xây dựng và cũng đã qua nhiều lần tu sửa của con cháu trong dòng họ Quách. Hằng năm, cứ vào ngày mùng 1 tháng 7, là con cháu trong dòng họ Quách lại tổ chức lễ giỗ tại từ đường, để tưởng nhở công đức của 2 vị Thám Hoa và Hoàng Giáp.
Theo “Đại Việt lịch triều đăng khoa lục”, khi Cụ Quách Hữu Nghiêm được cử đi sứ nhà Minh, thì vua Minh phục tri thức của sứ nước Nam, “thấy văn chương khen là nhân tài đời Tam đại (Tam đại là Hạ, Thương, Châu bên Trung Hoa) là đời thịnh trị, nhân tài tuấn tú”. Danh thơm khắp vùng, chính sự tài hoa, công đức của Cụ Hoàng Giáp Quách Hữu Nghiêm mà tại làng Thuyền Quan xưa, nơi Cụ quy tiên, đã lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn của Cụ. Nay là thôn Nam Cường, xã Thái Hà, huyện Thái Thụy. Nơi đây có thờ tự bức đại tự “Tam đại di tài” do vua Minh ban tặng cho Cụ Quách Hữu Nghiêm khi xưa.
Ông Đoàn Xuân Tường - một bậc cao niên trong xã Thái Hà: Cụ mất 9/9/1503, đầu tiên xây dựng đền cấm được xây dựng hoàn toàn bằng đá, có thờ 2 khám gian và cỗ ngai thờ bài vị của Cụ. Năm 1989, đền được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia. Từ xưa đến nay, đền Côn Giang được con dân tại địa phương tôn sùng thờ cúng, xin lộc học hành và thi cử.
Thái Phúc - Vùng đất địa linh nhân kiệt, cũng là cái nôi văn hóa văn nghệ lâu đời, nơi đã sản sinh ra những người con đa tài. Những bài tế lễ quan, làn điệu chèo, bài múa đã trở thành nét văn hóa tinh thần, tâm linh không thể thiếu của những người con tại vùng đất nơi đây. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật không chỉ làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho cộng đồng dân cư nơi đây, mà còn góp phần giáo dục cho nhân dân về truyền thống yêu quê hương đất nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”./.
Phương Thúy
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...