Đại lễ Phật đản 2563 - Dương lịch 2019 là lễ hội văn hóa lớn nhất của đạo Phật để kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh. Đây cũng là dịp để khích lệ truyền thống văn hóa Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo phương châm: "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội", góp phần thiết thực vào việc củng cố, tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hòa cùng niềm hân hoan của Phật giáo toàn cầu đón mừng Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019 những ngày này, Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kính mừng Đức Phật đản sinh, thu hút sự tham gia đông đảo của các tăng, ni, phật tử và nhân dân tạo không khí tươi vui, nhắc nhở mọi người nhớ về ngày Phật đản và thể hiện lòng biết ơn của người con Phật dâng lên Đức Từ phụ.
Ông Đinh Mậu Hanh - Phường Bồ Xuyên Thành phố Thái Bình: Đến ngày này chúng tôi hân hoan, phấn khởi kính mừng ngày đản sinh. Ngày Đức phật ta đời mang lại ánh sáng từ bi cho nhân loại niềm an vui cho mọi gia đình.
Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng 4 để kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời cách đây hơn 2.600 năm . Năm 1999, Liên Hiệp Quốc đã công nhận Đại Lễ Phật Đản Vesak là Ngày của Liên hợp quốc, lễ hội văn hóa tôn giáo của nhân loại, là lễ hội của thế giới vì hòa bình; kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là: Đức Phật đản sinh, thành đạo, và nhập Niết bàn, còn được gọi là Đại lễ Tam hợp.
Hòa thượng Thích Thanh Dục - Ủy viên thường trực Hội đồng chứng minh Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Thái Bình: Lễ Phật đản giờ khác trước tất cả các đoàn thể các xã đều tập trung một nơi để nghe giáo lý của Đức Phật thực hiện chùa cảnh 4 gương mẫu.
Thái Bình hiện có 869 ngôi chùa với 578 Tăng Ni và 160.000 Phật tử. Với phương châm “ổn định - kế thừa - phát triển”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình đã phát huy truyền thống đoàn kết hòa hợp, đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp, gắn bó với các tầng lớp nhân dân, động viên phật tử thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Hàng năm trên 70% các chùa có Tăng Ni trụ trì đạt danh hiệu “4 gương mẫu”.
Đại đức Thích Thanh Vượng - Trưởng Ban Trị sự giáo hội Phật giáo huyện Kiến Xương: Bỏ điều ác làm điều lành, giữ tâm ta được trong sạch đó là thực hiện Đức Phật dạy dâng lên Ngài nhân ngày đản sinh của Đức Bổn sư Thích ca mâu ni.
Ông Nguyễn Quang Minh - Trưởng Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ Thái Bình: Hoạt động Phật giáo của tỉnh có đóng góp nhiều trong phát triển KTXH của tỉnh, được thể hiện trong việc chấp hành chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt công tác từ thiện, góp phần xây dựng Nông thôn mới của tỉnh.
Sự nhập thế sâu rộng của Phật giáo vào đời sống của nhân dân trên tinh thần “hộ quốc an dân”. Bằng những Phật sự thiết thực, “ích đạo lợi đời”, Tăng Ni, Phật tử Thái Bình đã và đang dâng những đóa hoa lòng thành kính nhất dâng lên cúng giàng nhân Đại lễ kỷ niệm ngày khánh đản của đức Bản Sư Thích Ca Mâu ni.góp phần thiết thực vào việc củng cố, tăng cường và phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hồng Hạnh
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...