Những ngày qua, cùng với thông tin về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2, hình ảnh về Hà Nội, Việt Nam xuất hiện dày đặc trên phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế. Ông Nguyễn Đình Thành, chuyên gia về truyền thông văn hóa, đồng sáng lập Elite PR School, ví cơ hội này “một vốn bốn lời”. Tuy nhiên, thu hút được sự chú ý mới chỉ thành công một nửa, điều quan trọng là để người ta không thất vọng khi đến Việt Nam lần đầu và muốn quay lại nhiều hơn một lần.
Kênh Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin về Hội nghị với hình ảnh hồ Hoàn Kiếm phía sau
“Một vốn bốn lời”
- Theo con mắt của một chuyên gia truyền thông, cơ hội quảng bá hình ảnh Hà Nội, Việt Nam từ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 như thế nào?
- Có thể dễ dàng nhận thấy Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 là một cơ hội rất tốt để quảng bá hình ảnh Việt Nam, có thể ví như “một vốn bốn lời”. Có đến 3.000 phóng viên các hãng thông tấn và báo chí nước ngoài tới Việt Nam và hàng trăm nhà báo Việt Nam tác nghiệp đêm ngày trước, trong và sau sự kiện. Có đài truyền hình còn đưa tin về Hội nghị 24/24 giờ. Như vậy, hình ảnh của Việt Nam được đưa đến người đọc, người xem trên toàn thế giới với chi phí gần như không đáng kể. Có lẽ người ta dễ nghĩ đến đầu tiên là các cơ quan thông tấn báo chí truyền thống, nhưng cũng cần phải chú ý đến lợi ích mà các trang mạng xã hội mang lại. Hình ảnh của Hà Nội, Việt Nam xuất hiện trên hầu hết các kênh truyền thông xã hội lớn trên thế giới như Facebook, Twitter, Weibo, Instagram, Line…
Tổ chức một hội nghị quốc tế với mức độ an toàn, an ninh và tiện nghi cao như vậy chỉ chuẩn bị trong vòng 10 ngày, Việt Nam đang gửi đi thông điệp mạnh mẽ đến bạn bè quốc tế về một đất nước an toàn, ổn định và phát triển. Nó cũng cho thấy khả năng tốt của Chính phủ Việt Nam trong việc kiểm soát tình hình và là đối tác tin cậy của các tập đoàn, nhà đầu tư quốc tế.
- Với những động thái mà Chính phủ Việt Nam cũng như UBND thành phố Hà Nội đã thực hiện thời gian qua, anh có cho rằng đến thời điểm này, chúng ta đã tận dụng tốt cơ hội hay không?
- Trong thời gian diễn ra hội nghị, nhiều sản phẩm văn hóa và du lịch của Việt Nam được giới thiệu rộng rãi tới các nhà báo và các đoàn ngoại giao. Điều đó cho thấy chúng ta đều nhận thức được đây là cơ hội tốt để lan tỏa các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam đến với thế giới. Có thể nói Tổng cục Du lịch và thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh... đã hết sức tích cực trong việc quảng bá các giá trị văn hóa của địa phương cũng như của Việt Nam nói chung. Đến thời điểm này, tôi cho rằng chúng ta đã thành công trong việc đưa đến cho công chúng trên thế giới hình ảnh một Việt Nam thân thiện, an toàn và hấp dẫn.
4 chữ C cần có
- Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 đã kết thúc. Hình ảnh về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam đã được lan truyền khắp thế giới. Theo anh, Việt Nam cần làm gì để nối tiếp mạch này?
- Cần một sự hợp tác công - tư liên tục và thường xuyên hơn để đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, từ giao thông đến viễn thông, du lịch, khách sạn, y tế, an ninh, an toàn... Bởi thu hút được sự chú ý của công chúng trên thế giới mới chỉ thành công một nửa, điều quan trọng là làm sao để người ta không thất vọng khi đến Việt Nam lần đầu và quan trọng hơn nữa là còn muốn quay lại Việt Nam nhiều hơn một lần. Đó mới là thách thức lớn.
Tôi vẫn luôn nói rằng, 4 chữ C du lịch Việt Nam nên có là: Character - sản phẩm dịch vụ có bản sắc; Cooperative - tính hợp tác cao giữa các ngành, các cấp, giữa những đơn vị và cá nhân cung cấp dịch vụ du lịch; Creative - sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới, liên tục đổi mới bằng cách thay đổi góc nhìn; và Care - quan tâm thực sự tới khách hàng, từ cách nghĩ đến hành xử từ lãnh đạo cấp cao tới từng người dân.
- Cụ thể với các sản phẩm, dịch vụ du lịch thì sao, bởi đó là cái thu hút cũng như níu chân du khách?
- Khi đến bất kỳ địa điểm nào, du khách đều đặt câu hỏi có gì để thưởng thức và chất lượng dịch vụ ở đó tốt hay không. Vì thế, có thể nói sản phẩm và dịch vụ quyết định sức hấp dẫn của điểm đến. Mỗi ngành có những thách thức riêng để xây dựng thương hiệu của mình. Ví dụ với ẩm thực, ngoài chương trình quảng bá còn cần có thêm các bộ chuẩn cho từng món, rồi cả cách trình bày, độ tươi của nguyên liệu... Tuy nhiên, có một điều vô cùng quan trọng là nâng cao thái độ phục vụ, ứng xử, biến mỗi người dân thành một đại sứ du lịch.
- Xin cảm ơn anh!
Theo Daibieunhandan
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...