Theo định lệ, Xuân - Thu nhị kỳ hội Keo lại mở. Và một trong những nét độc đáo của hội chùa Keo là một số trò chơi, trò diễn dân gian. Vào những dịp này những người dân lại hội tụ quây quần bên nhau tổ chức các trò chơi dân gian, vừa để vui xuân, vừa khơi dậy những nét đẹp truyền thống của cha ông. Thi kéo lửa – nấu cơm là nét văn hóa độc đáo không thể thiếu trong hội xuân chùa Keo.
Hàng năm mỗi khi hội chùa Keo mở, kéo lửa nấu cơm thi đã trở thành cuộc đua tài của những người nông dân thuần phác, giữa các cộng đồng thôn làng với nhau. Ở đó, thể hiện sự khéo léo thông minh, mối quan hệ đoàn kết hành động, bộc lộ sâu sắc bản chất của những người lao động.
Theo các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, kéo lửa nấu cơm thi được khởi sinh từ rất xa xưa, bắt nguồn từ thực tế ứng biến trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc; thể hiện khả năng đáp ứng hậu cần trong mọi tình huống, đủ sức mạnh nuôi quân “Thần tốc” bách chiến, bách thắng mọi kẻ thù.
Kéo lửa , nấu cơm thi là một trò diễn nhằm thể hiện lòng quý trọng lúa gạo, trau dồi thao tác chế biến một sản phẩm nông nghiệp quan trọng bậc nhất do chính tay người nông dân làm ra. Không những thế còn phản ánh đậm nét đời sống lao động của cư dân trồng lúa nước, ý thức tôn trọng sản phẩm nông nghiệp là hạt thóc, hạt cơm.
Trò nấu cơm thi trong hội Keo không chỉ là một trò chơi giải trí, thi tài mà nó thực sự còn là loại trò diễn mang yếu tố nghi lễ
Ông Hoàng Văn Thôn - Thôn Dũng Nhuệ, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình: "Giữ lại những nét cổ truyền phong tục dân gian này là làng chúng tôi, bây giờ gọi là làng Keo. Năm nào cũng tổ chức vào đầu xuân ngày mùng bốn tháng giêng. Chúng tôi quyết tâm năm nào cũng làm để cho ngày mùa bội thu, tất cả con cái, anh em trong làng đều vui vẻ quây quần bên nhau".
Nét độc đáo của kéo lửa nấu cơm thi là nghệ thuật lấy lửa. Người thi dùng một đoạn tre già khô khoan một lỗ thủng ở giữa thân, sau đó luồn một sợi dây bện bằng tre nứa khô qua lỗ khoan và ở hai đầu dây hai người giữ chặt, kéo đi kéo lại với vận tốc cao tạo lực cọ xát mạnh phát thành lửa. Mồi để lửa dễ bén là rơm rạ khô được đập giã thành bông xơ, bông xơ càng nhỏ mịn thì càng dễ bắt lửa.
Phần nữa, gạo để nấu thành cơm phải được ngâm trước vừa đủ độ, để khi nấu không phải đổ nhiều nước, cơm chín nhanh, khô nhưng mềm.
Thời gian cuộc thi được khống chế từ khi kéo lấy lửa đến hoàn thiện một nồi cơm chín chỉ trong vòng 3 hồi trống hoặc một trổ hát dân ca. Sau hồi lệnh kết thúc cuộc thi, cơm của làng nào chín đều, lại mềm dẻo thì làng đó thắng cuộc. Sản phẩm của cuộc nấu cơm thi thường được coi là nghi thức cúng thần linh với ý nghĩa phẩm vật ấy đã được tạo ra từ những gì quý giá, tinh khiết, trong trắng nhất, mất nhiều công sức, biểu trưng cho lòng thành kính của cộng đồng đối với thần linh.
Để có được nồi cơm ngon dâng cúng Thành Hoàng làng đòi hỏi những trai làng phải nhanh nhẹn , khỏe mạnh và khéo tay. Từ những chàng trai được chọn chạy đi lấy nước, dùng cật tre và bùi nhùi kéo lửa, dùng nứa khô để nhóm lửa thổi cơm.
Cuộc thi kết thúc vào thời điểm chính Ngọ là giờ đẹp để dâng cúng Thánh. Đội nào nấu cơm chín trước, cơm dẻo vừa trắng lại thơm ngon là thắng cuộc. Người dân ở đây cũng quan niệm nếu làng nào thắng cuộc thì họ tin rằng năm đó cả làng được may mắn, công việc thuận lợi, hanh thông, mùa màng bội thu. ….
Chị Hoàng Thị Sinh - Xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư , tỉnh Thái Bình:
"Không khí ở chùa Keo rất đông đúc, vui vẻ, mọi người thì đến đông ai nhìn cũng rất phấn khởi, những trò chơi ở đây rất là vui hấp dẫn, phong cảnh chùa Keo khá đẹp, đậm chất xuân" .
Ông Nguyễn Hữu Khang -Trưởng ban khánh tiết Lễ hội xuân chùa Keo
" Lễ hội xuân chùa Keo cũng là một lễ hội truyền thống, ngoài các hoạt động mà tế lễ phật thánh, thì còn tổ chức các trò chơi dân gian như là kéo lửa nấu cơm thi, thi chạy giải, thi bắt vịt. Bên cạnh đó thì còn có các hoạt động văn hóa - thể thao, văn nghệ".
Hội cơm thi làng Keo đã có lịch sử qua hàng trăm năm, tuy nhiên trải qua bao thăng trầm của thời gian. Những năm gần đây, hội thi nấu cơm làng Keo lại được phục dựng. Đây được xem là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đã và đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống cộng đồng, bởi nó đã trở thành nét đẹp văn hóa của địa phương.
Lan Anh
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...