Nghệ thuật hầu đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu

Thứ 4, 14/11/2018 | 08:48:23
6,481 lượt xem

“Tín ngưỡng thờ mẫu” trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong đời sống hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu chủ yếu được cộng đồng biết tới qua khái niệm "hầu đồng" – hình thức diễn xướng chủ yếu của tín ngưỡng này. Các thực hành thể hiện những yếu tố văn hóa truyền thống như trang phục, âm nhạc, múa, diễn xướng dân gian mang đậm bản sắc văn hóa Việt, được sáng tạo, phát triển, lưu truyền qua các thế hệ.

Hầu đồng là nghi lễ không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ, đức Thánh Trần. Về bản chất hầu đồng là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các ông đồng bà đồng. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập thể linh hồn vào thân xác các ông đồng bà đồng trong trạng thái tâm linh thăng hoa, nhằm phán truyền những lời răn dạy diệt trừ ta ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang đệ tử, hướng con người đến điều thiện và sự vui vẻ thanh thản.

Thanh đồng Lê Thị Hoài: "Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, tam tứ phủ, nghi thức hầu đồng được dựa trên yếu tố văn hóa nghệ thuật đậm bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó thanh đồng là người thực hành nghi lễ diễn xướng, thông qua việc nhập vai vào các vị thánh nhân có công lao to lớn trong việc hộ quốc an dân."

Chúng tôi đến đền Sóc Lang linh từ thôn Đông Vinh, xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, đúng lúc nghi lễ hầu đồng của đồng cô Lê Thị Hoài đang diễn ra. Nét đẹp ở phong thái tôn nghiêm, những ca từ thâm sâu trong từng bài hát chầu văn đã khiến chúng tôi thực sự bị ấn tượng thu hút và cảm nhận phần nào một lối sống quan niệm cung cách sinh hoạt những ước vọng con người từ thuở xa xưa cho đến hiện tại. Có lẽ vì thế mà đồng cô Lê Thị Hoài đã gắn bó nhiều năm với những giá hầu không đơn giản chỉ là mối nhân duyên  

Lê Thị Nương - Thôn Phú, xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư: "Hầu đồng xưa và nay có nhiều điểm khác nhau: khác nhau về chủ thể, hình thức và phương cách biểu đạt. Ví dụ như lên đồng xưa thì các chủ thể là người có căn thực sự (tức là những người có căn tính, tâm lý khác người bình thường) còn lên đồng ngày nay chủ thể đa dạng có căn và không căn đều lên đồng."

Đoàn Thị Yến - Thôn Việt Tiến, xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư: "Mỗi tín đồ hầu thánh ở các giai đoạn khác nhau thì có những bày tỏ mong muốn khác nhau. Bởi vì họ cũng là những chủ thể của hình thức sinh hoạt tôn giáo dân gian này."

Với người dân Việt Nam nói chung và người dân Thái Bình nói riêng, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại là một niềm vui, niềm tự hào, tuy nhiên với những người thực hành di sản thì cần nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình để tích cực tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu, để từ đó nghi lễ hầu đồng gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu sẽ trở thành một bảo tàng sống của văn hóa Việt Nam.

Lan Anh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...