Biểu diễn múa rối nước phục vụ bà con nhân dân trong tỉnh

Thứ 4, 17/10/2018 | 10:17:15
2,834 lượt xem

Nhằm quảng bá, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia múa rối nước, phường múa rối nước làng Đống ( xã Đông Các huyện Đông Hưng ) đã tổ chức trình diễn múa rối nước phục vụ nhân dân trong tỉnh tại hồ của Bảo Tàng Thái Bình

Cùng với hệ thống ánh sáng, âm thanh mạnh mẽ vang lên khuấy động không khí buổi diễn, phường múa rối nước Làng Đống đã biểu diễn 14 trong 15 tích trò của làng. Các tiết mục nhận được sự tán thưởng của người xem. Thông qua những tiết mục múa rối, khán giả sẽ được dẫn dắt vào một thế giới tưởng tượng phong phú. Những chú rối rực rỡ sắc màu, nét mặt vui tươi, trình diễn những động tác linh hoạt trên mặt nước, kết hợp với yếu tố âm thanh đặc sắc, làm nên một môn nghệ thuật múa rối độc đáo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, trở thành một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu đối với người dân trong tỉnh mỗi mùa lễ hội

 Chị Phạm Thị Thu Hà – phường Quang Trung – Thanh phố Thái Bình chia sẻ: "Tôi cho các con  đi xem để các con trải nghiệm và và tôi thấy rất vui và phấn khởi và mong muốn nghệ thuật này cũng cần lưu giữ mãi mãi"

Năm nay, các nghệ nhân phường rối nước rất vui bởi nghệ thuật múa rối nước đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ngoài 13 tiết mục cổ truyền kể về những sự tích dân gian và cuộc sống hàng ngày của người dân Việt. Nội dung của những buổi biểu diễn múa rối xoay quanh những đề tài cơ bản về sinh hoạt đời thường, những lễ hội truyền thống như: treo cờ, bật cờ, tễu giáo đầu, múa tứ tiên, tiểu giới thiệu chương trình, chọi trâu, chăn vịt, đánh cá, đu bằng, lân tranh cầu, nhi đồng thí thủy, chém đầu liễu thăng, thì phường cũng đã phát triển thêm 3 tích trò mới đó là trốn cơm, thị màu lên chùa, cóc kiện trời.

 Nghệ nhân Phạm Đình Viêm - Phó đoàn rối nước làng Đống, xã Đông Các huyện Đông Hưng cho biết: "Khi biểu diễn, người điều khiển rối phải gửi cả tâm huyết của mình vào mỗi động tác để con rối linh hoạt và có hồn. Hình hài con rối nhìn phải thật vui mắt, mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc dân gian, mỗi con một vẻ, thể hiện tính cách riêng, tất cả hội tụ tạo nên những buổi biểu diễn múa rối nước đông vui, rộn rã"

Từ nhiều năm nay, trình diễn múa rối nước đã trở thành một trong những hoạt đặc sắc thu hút đông đảo nhân người xem đã khẳng định được sức sống lâu bền của một loại hình nghệ thuật văn hóa đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần không nhỏ trong việc truyền bá kiến thức sản xuất, giáo dục tinh thần yêu nước, đạo đức, lẽ sống cho mọi tầng lớp xã hội. 

Ông Đỗ Quốc Tuấn - Phó GĐ Bảo Tàng tỉnh Thái Bình cho biết: "Năm nào chúng tôi cũng tổ chức, nhưng năm nay khi được công nhận là di sản không chỉ là niềm vui của nghệ nhân làng rối mà còn là giá trị lưu truyền mà chúng tôi muốn mang đến cho người dân"

Đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc bảo tồn và phát huy vốn nghệ thuật cổ truyền, mà những nghệ nhân làng rối là những người đang bảo tồn, lưu giữ, trao truyền cho thế hệ hôm nay và mai sau những giá trị di sản văn hóa tinh thần của dân tộc. 

Hồng Thắm

Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...