Sự tích và phong tục Tết Đoan Ngọ

Thứ 3, 30/05/2017 | 08:24:42
552 lượt xem

Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt, phong tục của người dân các quốc gia này.

Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc.

Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí.

Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học Đông Phương, hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan Ngọ đều lên đến tột bậc.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ là Tết chiết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.


Ảnh minh họa

Các hoạt động chính vào Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn tết ở nhà với gia đình. Sáng sớm Tết Đoan Ngọ, người ta ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thông thường, mọi người hay ăn rượu nếp ngay sau khi ngủ dậy.

Vào ngày này, người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng. Nhiều người còn tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ. Bên cạnh đó, tại nhiều địa phương ven biển, người dân đi tắm biển đúng giờ Ngọ.

Theo quan niệm dân gian, vào ngày này khí dương mạnh nhất trong năm nên mọi người cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.

Vào dịp Tết Đoan Ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, lá dâu tằm và sả nấu nước xông để bớt bệnh.

Ngoài ra, có người còn tìm mua cành xương rồng để trong nhà với mục đích đuổi tà ma.

Nét ẩm thực đặc biệt trong dịp Tết Đoan Ngọ

Bánh tro hay bánh gio đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Miền Nam Việt Nam. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như bánh ú, bánh gio và bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo địa phương. Bánh được làm bằng gạo đã ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn kèm với đường hoặc mật.

Ở miền Bắc, vào ngày này, các gia đình thường làm các món từ vịt, đặc biệt là tiết canh vịt (nhưng những năm gần đây, sau khi có dịch cúm gia cầm thì người ta hạn chế ăn). Tuy nhiên, dường như các chợ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ, việc mua bán vịt sống thường diễn ra rất sôi động.

Rượu nếp hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong Tết Đoan Ngọ. Uống rượu hoặc ăn rượu nếp cũng là một cách giết sâu bọ của người dân miền Bắc trong dịp này.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...