Nhiều người có thói quen đổi tiền lẻ đi lễ chùa, thả vào các ban, bệ, thậm chí cài lên đĩa nải quả. Tuy nhiên, theo chuyên đầu ngành văn hóa GS. Trần Lâm Biền thì đó là những việc làm phản văn hóa.
Không thả tiền lẻ, không yên tâm?!
Tết Bính Thân 2016 đã qua giai đoạn chuyển giao năm cũ, năm mới, nhưng lại mở ra một mùa xuân mới, một năm mới, một mùa lễ hội mới. Đầu năm thường là thời điểm mọi người dành thời gian đi lễ chùa, cầu sức khỏe, bình an và những điều may mắn cho bản thân và gia đình.
Mặc dù năm nay, tình trạng thả tiền lẻ một cách bừa bãi đã không còn xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, do lượng người đông đúc và một phần do thói quen, nhiều người vẫn để tiền lẻ ở những nơi ngoài hòm công đức.
Nhiều người vẫn có thói quen rải tiền lẻ ở các ban, bệ ngoài hòm công đức.
Người dân vẫn cho rằng, phải đổi được tiền lẻ đặt rải khắp nơi mới thể hiện được lòng thành kính. Nhưng theo chuyên gia văn hóa thì việc làm đó không nên.
Chỉ cần thả tiền vào hòm công đức
Trao đổi với phóng viên, GS. Trần Lâm Biền cho rằng, muốn công đức tốt thì không được làm tùy tiện, thiếu khoa học. Nếu làm khi không có kiến thức sẽ chỉ là cách làm cực đoan. Sự áp đặt sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người, làm nhòe nhận thức của quần chúng và khoa học. Ngay cả việc cung tiến cái gì, công đức như thế nào cũng cần theo khoa học. Không phải cứ mang cái to lớn, giá trị hay rải tiền lẻ ở khắp nơi đã là tâm linh. "Đừng có đem đời áp đặt cho đạo. Đừng lấy cái tầm thường để phủ đạy lên trên trí tuệ", vị giáo sư đầu ngành văn hóa nhấn mạnh.
GS. Biền cũng cho rằng việc để hòm công đức ở gian giữa trong các di tích hiện nay là cách làm hết sức tùy tiện. "Gian giữa là gian để đồ thờ. Hòm công đức dứt khoát không phải là đồ thờ".
Những hình ảnh này sẽ khiến không gian tâm linh trở nên nhem nhuốc.
Bên cạnh đó, việc người dân đi lễ chùa rải tiền lẻ ở khắp nơi là sai nguyên tắc. Cần nhớ rằng, hòm công đức chính là nơi tiếp nhận những tấm lòng của người đời dành cho việc tôn tạo, duy tu các công trình văn hóa, tâm linh. Do đó, với tấm lòng của mình, khi đến các nơi thờ tự, cách văn hóa nhất là chúng ta thả tiền vào hòm công đức. Dù ít dù nhiều nhưng đã là tâm linh là do bản thân mình, không nên so bì chuyện nhiều ít. Còn nếu rải tiền lẻ khắp nơi thì những người có trách nhiệm lại phải mất công đi thu gom tiền lẻ. Như thế là hết sức thiếu văn hóa.
Như vậy, để trả lại không gian tôn nghiêm văn hóa cho các di tích, những điểm đến tâm linh, mỗi người dân cần có ý thức trong hành động nhỏ của riêng mình. Khi đi lễ chùa, theo lời khuyên của chuyên gia văn hóa thì mọi người chỉ nên thả tiền vào hòm công đức và đi vãng cảnh chùa với tấm lòng tâm linh của mình. Chúng ta không nên dùng tiền lẻ chia ra rồi rải khắp các ban bệ, cài lên hoa quả. Như vậy, vừa tốn thời gian, vừa làm mất sự tôn nghiêm nơi cửa phật lại vừa thể hiện mình là người không có văn hóa.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...