Những chốn linh thiêng hút khách bậc nhất dịp đầu xuân

Thứ 7, 13/02/2016 | 08:00:10
1,139 lượt xem

Theo phong tục tập quán từ ngàn đời nay, sau dịp Tết cổ truyền, người Việt bắt đầu những chuyến hành hương lễ chùa đầu năm, cầu an lành sức khỏe, cầu may mắn tài lộc cho gia đình.

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ là một trong những chốn linh thiêng nhất trong hệ thống đình chùa ở Hà Nội. Nếu như chùa Hà thường tập trung đông đảo nam nữ thanh niên tới cầu tình duyên, thì đại đa số du khách tới phủ Tây Hồ thắp hương cầu phúc, tài lộc.

 

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây. Phủ thờ Liễu Hạnh Công chúa - một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng người Việt. Vào thời khắc giao thừa và những ngày đầu năm, khách hành hương về đây đông như trẩy hội, lễ cúng để cầu xin những điều an lành, tốt đẹp nhất cho gia đình.

Chùa Hương

Trên thực tế, chùa Hương là cả quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, đền thờ thần, ngôi đình….Chùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong cuộc chiến chống Pháp, và sửa chữa lại vào năm 1988.

 

Cùng lễ hội chùa Yên Tử và lễ chùa Bái Đính, lễ hội chùa Hương là một trong những ngày lễ tôn giáo lớn nhất phía Bắc với sự tham dự đông đảo của các phật tử về hành hương. Lễ hội sẽ diễn ra trong 3 tháng, lể từ mồng 6/1 tới tháng 3 âm lịch. Ngày lễ đông nhất vào thời điểm rằm tháng giêng tới 18/2 âm lịch.

Chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử với nhiều di tích lịch sử, được mệnh danh là "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Nơi đây nổi tiếng với khung cảnh ngoạn mục, được mệnh danh là một trong những nơi có cảnh quan đẹp nhất đất Việt. Yên Tử còn gắn liền với tên tuổi vua Trần Nhân Tông - người 2 lần đánh đuổi quân Nguyên Mông và sáng lập ra giáo phái Phật giáo mang tên Thiện Trúc Lâm Yên Tử.

 

Là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất xứ Bắc, chùa Yên Tử thu hút đông đảo phật tử tới làm lễ, vãn cảnh chùa vào dịp đầu năm

Chùa Bái Đính

Ngôi chùa có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á thuộc tỉnh Ninh Bình. Hàng năm, chùa mở hội đầu xuân, đón hàng triệu khách thập phương về dự hội.

Chùa Bái Đính nằm trên ngọn núi Đính, với lịch sử hơn một nghìn năm tuổi. Vua Quang Trung từng chọn nơi này làm nghi lễ tế cờ, động viên quân sỹ trước khi tiến ra Thăng Long đại phá quân Thanh.

 

Trên nền diện tích 539ha, quần thể chùa bao gồm chùa Bái Đính cổ, chùa Bái Đính mới, công viên văn hóa, học viện Phật giáo, hồ phóng sinh… Đây cũng là ngôi chùa có nhiều kỷ lục như chùa rộng nhất Việt Nam, tượng phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, hai quả chuông lớn nhất Đông Nam Á, chùa có nhiều tượng La Hán lớn nhất Việt Nam, số lượng cây bồ đề trồng trong khuôn viên nhiều nhất.

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ, là ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km về phía Tây. Chùa khởi lập năm 1601 dưới đời Chúa Tiên Nguyên Hoàng. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, năm 1714, chùa được đại trùng tu với hàng chục công trình kiến trúc như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, phòng Tăng, nhà Thiền…

 

Trận bão năm 1904 tàn phá chùa Thiên Mụ nặng nề khiến nhiều công trình hư hại. Năm 1907, vua Thành Thái cho xây dựng lại chùa. Tuy nhiên, quy mô không còn bề thế như trước. Với cảnh đẹp tự nhiên, từ thời các chúa Nguyễn, chùa Thiên Mụ được mệnh danh là ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong.

Chùa Giác Lâm

Ngôi chùa cổ nhất thành phố Hồ Chí Minh còn có tên gọi khác là Cẩm Sơn hay Cẩm Đệm. Chùa được xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Dưới thời thiền sư Viên Quang, chùa Giác Lâm trở thành trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và vùng Nam Bộ.

 

Chùa Giác Lâm còn là nơi chứa nhiều tư liệu quý về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo. Bộ tượng Thập Bát La Hán là minh chứng cho quá trình phát triển Phật giáo ở Nam Bộ.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...