Hồn quê

Thứ 7, 06/02/2016 | 09:34:03
972 lượt xem

Chợ Tết luôn mang những nét độc đáo rất riêng của người Việt chúng ta. Phiên chợ là nét văn hóa đặc trưng của mỗi làng quê nơi có phiên chợ đó. Chợ Cọi Khê ( xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư) là một trong những chợ mang những nét văn hóa điển hình của làng quê lúa nước Thái Bình.

Góc chợ Cọi những ngày giáp Tết.

Nằm ở ngoại ô, cách trung tâm Thành phố Thái Bình khoảng 3 km, chợ Cọi, xã Vũ Hội vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của địa phương. Những sản vật quê hương: Lá rong, lạt buộc, ... được bày bán. Từ những sản vật này mà những chiếc bánh chưng xanh, qua bàn tay khéo của nhiều người sẽ hiện diện trên mâm cỗ cúng của gia đình. Hương quê, hồn đất không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Mưa và rét. Nhưng dường như không làm giảm nhiệt cho không khí đông đúc, tấp nập này. Người người, nhà nhà ra chợ , phấn khởi và hồ hởi. Chị Nguyễn Thị Mơ – Phường Trần Lãm, Thành phố Thái Bình bán lá dong chia sẻ: “ Phiên chợ chính ở đây cho nên bán đắt hàng. Đúng ra là đi buôn lấy lãi. Cũng chỉ lấy lãi 1.000-2.000 đồng một mớ như thế này thôi. Mấy hôm trước lá rẻ hơn . Hôm nay, lá dong lên giá gấp rưỡi”.

Trầu cau, bòng bưởi, hoa ly, hoa cúc... Những gì mà đặc trưng nhất, gần gũi và dân giã được những người quê mang ra bày bán. Màu xanh của trầu, màu vàng của bưởi và sắc hoa hòa lẫn, tạo cho chợ một sức hút kì lạ. Để rồi ai ghé qua thăm chợ cũng phải dừng chân để chọn lấy một vài sản phẩm cho gia đình. Đúng như lời của nhà văn Vũ Bằng: “Chợ Tết có một sức hấp dẫn hết sức kì lạ, muốn về nhưng lại cứ muốn đi, đi để xem thiên hạ mua bán, đi để xem bao nhiêu cái ngon, cái đẹp của quê hương, đi để xem chợ Tết”

Bác Nguyễn Thị Thúy – xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, một trong những người bán bánh đa và miến rong lâu năm ở đây cởi mở kể: “Nghề làm miến rong giờ còn lại có ít thôi. Đa số lớp trẻ phải đi làm nghề khác rồi. Vì là ngày công cũng không đảm bảo  lắm, chúng tôi là già rồi mới phải ngồi như thế này chỉ kiếm lời mua đồng rau thôi”.

Chợ Cọi Khê, xã Vũ Hội có tới 90% người dân địa phương bán hàng tại đây. Ngoài những mặt hàng truyền thống như bún, bánh đa vẫn được lưu giữ. Thì sản phẩm đặc trưng nhà nông cũng được bày bán. Dao, liềm, cuốc, xẻng, rổ, rá,....Tất cả sẽ được người nông dân mua dùng vào thời điểm ra tết và chính vụ sản xuất.

Mặt hàng phục vụ bày mâm ngũ quả và gói bánh chưng nổi bật tại chợ quê.

Chợ Tết ở quê là vậy. Giản dị và mộc mạc như chính cuộc sống của những người dân thôn quê.  Dù rằng giờ đây, với quá trình đô thị hóa, người dân quê cũng có cơ hội tiếp cận với đa dạng các mặt hàng. Nhưng dù đi đâu xa, người dân quê khi trở về vẫn giữ thói quen với những sản phẩm truyền thống của quê hương. Chị Mai Thị Hoa- xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư vui vẻ nói :  Ai ai cũng  mong đến ngày tết để đi mua sắm tết cho gia đình là đầy đủ và tươm tất. ... Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam mình từ xưa đến nay là ai cũng thế từ khắp trong Nam ngoài Bắc đều cũng muốn về sum họp cùng gia đình cho cái tết vui vẻ, đầm ấm và đoàn tụ gia đình để chúc phúc mọi người năm mới an khang – thịnh vượng.

Chị Mai Thị Hoa đang chọn mua một cây quất để bày tại nhà khi Tết đến.

Đi chợ ngày Tết đã trở thành thói quen, một nét văn hóa độc đáo của người dân quê. Không khí Tết đã bắt đầu rộn ràng ngay từ những phiên chợ quê. Rồi những cây quất, đào sẽ theo chân chị Hoa và nhiều gia đình khác trở về nhà, mang theo xuân mới với những ước vọng tràn đầy về một năm mới tốt lành hơn.

Một trong rất nhiều điều người ta ấn tượng về Tết, trong Tết cổ truyền xưa chính là chợ Tết. Đây là chốn để mọi người thấy được một cách trọn vẹn bầu không khí đón mừng năm mới: Rộn ràng, háo hức, mong chờ. Tết là thế, để cảm nhận trọn vẹn một cái Tết Việt Nam thì đó phải về quê và không điều gì hấp dẫn bằng chợ Tết.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...