Nếu ở miền Bắc nổi danh với món phở, bánh cuốn, bún chả, miền Trung hấp dẫn bởi mì Quảng, cơm hến thì trong Nam lại lôi cuốn thực khách với bánh xèo, canh chua.
Đó là những gợi ý mà chuyên trang du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet gợi ý cho du khách nên thưởng thức khi có dịp ghé đến Việt Nam.
Món ngon miền Bắc
Có dịp đến Hà Nội, bạn cũng nên dạo quanh một vòng các khu chợ nơi đây - Ảnh: Lonely Planet |
1. Phở
Thực tế, ta có thể ăn phở ở bất kỳ đâu tại Việt Nam, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng những tô phở ngon nhất thường được tìm thấy ở Hà Nội. Cũng chính vì độ phổ biến rộng rãi như thế mà người ta có thể tùy biến nhiều nguyên liệu khác nhau cho phù hợp với khẩu vị của mình.
Nước chanh, giá, ớt, nước mắm đều có thể được gia giảm, thậm chí ở miền Nam người dân còn cho thêm rau thơm để tăng mùi vị. Loại thịt được dùng để nấu phở thường là thịt bò, thịt gà.
Ở Hà Nội, quán phở Thìn đã có tuổi đời được vài thập niên và luôn được người sành ăn ưa chuộng.
Phở là món ăn phổ biến ở Việt Nam, nhưng ở Hà Nội bạn mới tìm thấy được vị đặc trưng và ngon nhất - Ảnh: Lonely Planet |
2. Bánh cuốn
Người Việt Nam ở khắp ba miền cũng rất thích ăn các loại đồ cuốn, đặc biệt ở Hà Nội bánh cuốn đã dần nổi danh và chiếm vị trí nhất định trong nền ẩm thực thủ đô.
Từng tấm bánh mềm mịn nhưng lại khá dai khi ta nếm thử ăn cùng với thịt lợn nướng, đậu phụ chiên và rau củ. Ở Hà Nội, bánh cuốn truyền thống thường có thịt bằm và nấm xào sơ.
Bánh cuốn nổi danh và chiếm vị trí nhất định trong lòng thực khách ở Hà Nội - Ảnh: Lonely Planet |
3. Bún chả
Bún chả gồm có thịt lợn viên nướng, bún để nguội, rau thơm và nước chấm hơi ngọt. Người ta chọn những miếng thịt tươi ngon nhất, ướp thêm chút đường, chút cay, chút chua và chút nước mắm mặn.
Ở những cửa hàng bán vỉa hè tại Hà Nội, món nem cua bể thường được dọn cùng bún chả, biến thành bữa ăn thịnh soạn cho thực khách.
Bún chả Hà Nội - Ảnh: TTO |
4. Bún riêu cua
Những người nội trợ tài ba của dân gian đã biến những nguyên liệu giản dị thành một món ăn ngập tràn hương vị - bún riêu cua. Món ăn được làm từ cua đồng, cà chua, hành lá và bún, trên cùng còn rưới thêm một ít gạch cua beo béo.
Ngoài ra, bạn có thể cho thêm đậu phụ và ốc vào món ăn này, tạo thành món bún riêu cua ốc. Để hương vị thanh thoát và đỡ ngán hơn, người ta thường ăn cùng với rau thơm và bắp chuối bào.
Bún riêu cua Hà Nội - Ảnh: Lonely Planet |
Món ngon miền Trung
1. Bánh gạo hấp
Một trong những di sản ẩm thực của đất Huế có từ thời vua Tự Đức chính là món bánh gạo hấp ăn cùng với nước mắm. Dù chỉ ăn không, rắc thêm một ít nấm xắt nhỏ, hoặc ăn bánh nhồi tôm chiên, món ăn này sẽ làm cho một ngày mới của bạn thêm tươi tắn hơn rất nhiều.
Người miền Trung thích cay, do đó họ thường cho thêm tương ớt để nâng tầm tinh tế cho món ăn này.
Bánh gạo Phước Tích - Ảnh: Áo Trắng |
2. Mì Quảng
Những sợi mỳ dày dặn, vàng ươm được ăn cùng với tôm, thịt lợn, đậu phụ, rau thơm, đậu phộng rang giã nhỏ, cùng với nước dùng đậm đà.
Mang tên gọi từ vùng đất Quảng Nam nắng gió, món ăn này còn được dùng chung với bánh đa nướng và cuối cùng là nguyên liệu đặc trưng cho phong cách Việt Nam: tương ớt cay ngọt.
Mì Quảng, món ngon đậm tình miền Trung - Ảnh: Lonely Planet. |
3. Cơm hến
Với cơm hến, món ăn này sẽ được ăn với nước dùng đậm đà và hến xúc từ sông Hương. Ngoài ra, nguyên liệu của cơm hến còn có bánh đa, da lợn quay giòn, đậu phộng, mè, rau thơm. Một tô cơm hến sẽ là sự kết hợp nhuần nhuyễn của sự tinh tế và giản dị của ẩm thực.
Thậm chí giờ đây, người ta còn tạo ra món bún hến với nguyên liệu và cách làm tương tự cho những người thích ăn bún.
Cơm hến - Ảnh: TTO |
4. Cao lầu
Di sản của quá trình thương mại quốc tế vài thế kỷ chính là những gì tinh túy nhất của cao lầu, đặc sản Hội An. Cao lầu gồm có bún, rau thơm, rau xà lách, đậu phụ ăn cùng với thịt lợn nướng thái lát.
Cao lầu trở thành thứ đặc sản riêng của phố cổ Hội An - Ảnh: Lonely Planet |
Món ngon miền Nam
1. Bánh xèo
Người Việt làm bánh xèo từ bột gạo và nước cốt dừa, nhân là thịt heo, các loại sò hến, rau thơm và rau sống. Người ta còn ăn chung với nước chấm để đạt được độ mỹ vị cao nhất.
Bánh xèo thường được dịch sang tiếng Anh là "pancake" (bánh kếp). Tuy nhiên, cách dịch này chưa thể nào biểu đạt được hương, vị độ ngon của món ăn thú vị này.
Bánh xèo tuy khá phổ biến ở miền Nam, nhưng mỗi vùng miền đều có những cách biến tấu khác nhau - Ảnh: Lonely Planet |
2. Bánh khọt
Những chiếc bánh nhân tôm nhỏ nhắn, ngọt ngào và tuyệt ngon được làm từ bột gạo, nước cốt dừa và nướng trên loại khuôn bánh đặc biệt. Kết quả là lớp vỏ giòn rụm bao quanh lớp nhân vẫn mềm mịn.
Là đặc sản Vũng Tàu, người ta thường cuộn bánh khọt để dùng chung với rau thơm và rau diếp.
Bánh khọt Vũng Tàu nổi tiếng trứ danh - Ảnh: Lonely Planet |
3. Canh chua
Canh chua là tấm gương phản ánh cho sự trù phú giàu đẹp của vùng đồng bằng sông Cửu Long: cá sông, dứa, cà chua và cả bạc hà. Thêm vào đó, người ta cho thêm vào tô canh chút rau răm để món ăn càng dậy mùi hơn.
Quả thật, khi ăn cùng cơm, canh chua là món ăn vừa giản dị nhưng không kém phần hấp dẫn trên mâm cơm người Việt.
Canh chua miền Tây - Ảnh: Áo Trắng |
4. Các món kho với nồi đất
Dùng nồi đất là cách nấu đặc trưng của người dân miền Nam để tạo ra những món ăn đậm đà, ngọt vị như thịt kho hoặc rau hầm. Nồi đất thường nhỏ, không tráng men, có nắp đậy.
Vốn dĩ đây là cách mà những người nông dân, ngư dân ngày xưa sử dụng vì không có nhiều thứ để nấu, cũng không có nồi và lại càng không có nhiều nhiên liệu nhóm lửa.
Cá lóc kho tộ - Ảnh: vietq.vn |
XUÂN LỘC (Theo Lonely Planet)
Theo: Báo tuổi trẻ
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...