Những việc nên và không nên làm khi ghé thăm một ngôi chùa Phật giáo

Thứ 3, 08/12/2015 | 16:41:20
1,232 lượt xem

Có những quy tắc mà du khách nhất định phải tuân theo để tránh những hành động bất kính nơi tôn nghiêm.

Khi du lịch châu Á, chắc chắn du khách không thể không ghé thăm những ngôi chùa Phật giáo với kiến trúc độc đáo cùng lịch sử lâu đời có mặt ở nhiều quốc gia như Thái Lan, Campuchia, Lào, Myamar, Indonesia, Việt Nam… 

Tuy nhiên, nên nhớ một điều rằng không phải tất cả những ngôi chùa này sinh ra để phục vụ khách du lịch. Có những quy tắc mà du khách nhất định phải tuân theo để tránh những hành động bất kính nơi tôn nghiêm.

nhung viec nen va khong nen lam khi ghe tham mot ngoi chua phat giao hinh 0

KHÔNG NÊN:

Chỉ tay vào Đức Phật

Hãy để ý chỗ bạn đang đứng trong mối liên quan với các bức tượng Phật. Cúi đầu khi quỳ xuống và tránh trỏ tay vào cả các nhà sư và những bức tượng Phật. Khi rời khỏi điện thờ, hãy đi giật lùi một vài bước trước khi quay lưng lại với Đức Phật.

Chạm

Những bức tượng được chạm khắc công phu có thể khiến bạn sững sờ, nhưng hãy nhớ rằng, việc chạm tay vào tượng Phật hay bất cứ nội thất nào trong đền thờ đều có thể là một sự thiếu tôn trọng. Đền chùa không phải là nơi để bạn có thể bày tỏ cảm xúc "suồng sã" dù vẻ đẹp kiến trúc của nó khiến bạn rất yêu mến.

Chụp ảnh của Đức Phật

Không nên bật đèn flash khi có những dấu hiệu yêu cầu không chụp ảnh trong không gian đền chùa. Chụp ảnh Đức Phật thường bị coi là thiếu tôn trọng, thậm chí chụp ảnh “selfie” cùng Đức Phật cũng gây ra khá nhiều tranh cãi.

Đến thăm quá nhiều chùa

Nếu bạn liên tục đi thăm nhiều ngôi chùa trong một khoảng thời gian, chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy hứng thú, giống như việc cưỡi ngựa xem hoa vậy. Hơn thế nữa, nhìn một cách tổng thể, những ngôi chùa Phật giáo thường có kiến trúc na ná nhau, và một số những ngôi chùa dù có thiết kế cầu kỳ đi chăng nữa cũng khó có thể khiến bạn lưu tâm. 

Hãy chọn ra một vài ngôi chùa để đến thăm, tìm hiểu lịch sử hình thành và những yếu tố văn hóa xung quanh nó sẽ khiến cho chuyến đi của bạn đáng nhớ hơn.

nhung viec nen va khong nen lam khi ghe tham mot ngoi chua phat giao hinh 1

NÊN:

Mặc quần dài, áo dài

Hầu hết các ngôi chùa đều rất khắt khe đối với trang phục của du khách. Du khách không nên mặc váy hay áo hở nách khi vào chùa. Một số nơi có dịch vụ cho thuê quần áo trước khi vào chùa, nhưng bạn chắc sẽ không muốn mặc vào người bộ quần áo đầy mùi mồ hôi. Vì vậy, tốt hơn hết, bạn nên tự chuẩn bị trang phục lịch sự trước khi ghé thăm một ngôi chùa nào đó.

Cởi giày và mũ

Việc làm này khá phổ biến trước khi bước vào một ngôi chùa, nhà ở, hay một số cửa hàng. Bạn có thể đi giầy dép xung quanh không gian chùa, nhưng có thể phải cởi khi bước chân vào điện thờ. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình một đôi giầy, dép thoải mái, dễ cởi.

Cúi đầu

Việc cúi đầu trước Đức Phật khi bước vào đền thờ là việc nên làm dù bạn ở tôn giáo nào. Bạn cũng nên cúi đầu trước các nhà sư để tỏ lòng tôn kính.

Thể hiện sự tôn trọng

Hãy nhớ rằng, đền chùa là nơi thờ phụng chứ không đơn giản chỉ là điểm tham quan. Bạn nên giữ im lặng, tuân thủ các quy tắc. Nếu đi cùng với trẻ em, hãy nhớ rằng luôn để mắt đến chúng, và nhắc nhở chúng giữ trật tự khi vào chùa.

Tuân thủ các chỉ dẫn

Tại các khu vực đông khách du lịch, rất có thể sẽ có một vài chỉ dẫn xung quanh đó giải thích các tiêu chuẩn hành vi phải tuân thủ trong chuyến thăm. Ngoài ra, cũng có thể là các tờ rơi chỉ dẫn bản đồ và cung cấp thông tin cơ bản về các đền thờ và lịch sử của nó. Bạn nên dành thời gian để đọc kỹ, điều này sẽ giúp bạn không mắc phải những lỗi nghiêm trọng, đồng thời cung cấp cho bạn những kiến thức thú vị, để bạn hiểu them về địa danh mình đang ghé thăm./.

Hà Phương/VOV.VN Theo Business Insider
  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...