Thông tin từ Cục Di sản cho biết, vào 12h15 ngày 1/12 theo giờ Namibia (tức 17h15 ngày 2/12 theo giờ Việt Nam), nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống của Campuchia, Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại.
Tại kỳ họp thứ 10 của Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra từ ngày 30/11 đến 4/12/2015 tại thành phố Windhoek (Namibia), nghi lễ và trò chơi kéo co của Việt Nam cùng Campuchia, Philippines, Hàn Quốc chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại.
Vào năm 2013, Tổng cục Di sản văn hóa Hàn Quốc đã mời Việt Nam tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia kéo co truyền thống cùng với Hàn Quốc và một số nước trong khu vực Đông Á có loại hình di sản văn hóa phi vật thể này. Đây là lần đầu tiên Việt Nam phối hợp các nước để làm một hồ sơ di sản theo hình thức đa quốc gia. Đến tháng 3/2014, hồ sơ “Nghi lễ và trò chơi kéo co” đã được hoàn tất và được chuyển lên UNESCO chờ xét duyệt.
Theo quy định của UNESCO, mỗi quốc gia chỉ được đề cử 1 hồ sơ mỗi năm, việc tham gia hồ sơ đa quốc gia không bị tính vào suất 1 hồ sơ được xem xét. Hơn nữa, UNESCO rất khuyến khích các quốc gia thành viên hợp tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và tôn trọng sự đa dạng văn hóa thông qua việc xây dựng hồ sơ đa quốc gia.
Kéo co là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc thuộc loại hình các thực hành xã hội, nghi lễ và lễ hội (theo cách phân loại của UNESCO) có ở nhiều nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Nghi lễ và trò chơi này đã được kiểm kê tại các quốc gia thành viên: Hàn Quốc (1969), Campuchia (2013), Philippines (2013) và Việt Nam (2013).
Ở Hàn Quốc, kéo co là nghi lễ phổ biến của người dân các địa phương thuộc tỉnh Chungcheongdam, Gangwon, Gyeongsangnam... Trong khi đó, ở Campuchia, kéo co được thực hành thường xuyên bởi ba cộng đồng đại diện xung quanh Hồ lớn (Great Lake) của Biển Hồ Tonle Sap, gần khu vực khảo cổ Angkor. Tại Philippines, các nhóm kéo co được biết đến hội tụ tại Nunhipukana, nơi hợp lưu của sông Hapao và các sông nhánh.
Riêng Việt Nam, kéo co được các cộng đồng người Kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy… và nhiều địa phương như: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nội, Bắc Ninh cùng nhiều tỉnh trên cả nước thực hành từ lâu đời, trao truyền cho tới ngày nay.
Kéo co ở Việt Nam được xem là một biểu đạt văn hóa gắn với những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Di sản này thể hiện quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan, niềm tin và ước nguyện của con người, đặc biệt là của cộng đồng cư dân nông nghiệp về mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc...
Trong các lễ hội cổ truyền, trò chơi kéo co thường có trong phần hội, thể hiện tinh thần tập thể, tính kỷ luật, sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sức mạnh dẻo dai, sự khôn khéo và sức chịu đựng của con người, giúp con người phát triển toàn diện về trí, đức, tài, nghệ.
Việc nghi lễ và trò chơi kéo co được công nhận là Di sản phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại đã nâng tổng số di sản văn hóa phi vật thể nhân loại của Việt Nam lên con số 10.
Hà Tùng Long
Theo: Dân trí
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...