I. MỤC TIÊU CHUNG 1. Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số (sau đây gọi là số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất) theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số truyền hình, đồng thời giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di động và vô tuyến băng rộng. 2. Từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân và đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước. 3. Hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm thu hút các nguồn lực của xã hội để phát triển hạ tầng kỹ thuật truyền hình, trên cơ sở đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước. 4. Tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả và phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với hoạt động về truyền dẫn, phát sóng. II. MỤC TIÊU CỤ THỂ 1. Đến năm 2015 a) Đảm bảo 80% hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm khoảng 55% các phương thức truyền hình; b) Phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 60% dân cư; c) Áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T và các phiên bản tiếp theo; d) Áp dụng thống nhất tiêu chuẩn mã hóa hình ảnh và âm thanh: - Phần phát: Đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 áp dụng tiêu chuẩn MPEG-2 hoặc MPEG-4; - Phần thu: Từ 01 tháng 01 năm 2013, các thiết bị thu truyền hình số được sản xuất và nhập khẩu phải tuân theo tiêu chuẩn MPEG-4 có hỗ trợ thu MPEG-2. 2. Đến năm 2020 a) Đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau; trong đó, truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền hình; b) Phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 80% dân cư; c) Từ 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 và phiên bản tiếp theo của các tiêu chuẩn trên. III. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN 1. Bảo đảm không làm gián đoạn các kênh chương trình truyền hình, đặc biệt là các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu. 2. Sử dụng chung hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất do các doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng truyền hình thiết lập giữa các đài truyền hình ở trung ương và địa phương trên cơ sở đảm bảo lợi ích tổng thể và lâu dài của cả hệ thống truyền hình. 3. Thực hiện kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất theo nguyên tắc: Các khu vực có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao, khan hiếm tần số sẽ triển khai chuyển đổi trước; các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn, có đủ tần số để phân bổ sẽ triển khai chuyển đổi sau. Kết hợp việc thực hiện lộ trình số hóa tại các khu vực theo kế hoạch đề ra với việc khuyến khích các doanh nghiệp triển khai sớm hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số tại các khu vực khác trên cơ sở năng lực của doanh nghiệp và điều kiện thị trường. 4. Kết thúc phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại một tỉnh, thành phố để chuyển sang phát sóng truyền hình số mặt đất khi 95% số hộ gia đình tại tỉnh, thành phố đó có máy thu hình thu được các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu bằng những phương thức truyền dẫn, phát sóng khác nhau, bao gồm: truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình qua Internet. 5. Huy động mọi nguồn lực của xã hội, doanh nghiệp và một phần ngân sách nhà nước để thực hiện kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất. 6. Tận dụng tối đa hạ tầng truyền hình đã được đầu tư để thực hiện kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất. IV. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI 1. Nhóm địa phương thực hiện kế hoạch số hóa Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân chia thành bốn (04) nhóm sau đây, để thực hiện kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện truyền sóng vô tuyến điện và khả năng phân bổ tần số tại địa phương: a) Nhóm I: Hà Nội (cũ), thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ; b) Nhóm II: Hà Nội (mở rộng), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang; c) Nhóm III: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang; d) Nhóm IV: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông. 2. Kế hoạch số hóa: a) Giai đoạn I - Từ năm 2012 đến năm 2015, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn; - Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I; - Trước ngày 31 tháng 12 năm 2015, các đài truyền hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I; - Các đài truyền hình trung ương có giải pháp phù hợp để tiếp tục phủ sóng các kênh chương trình truyền hình tương tự, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu tại các tỉnh, thành phố lân cận với các thành phố thuộc nhóm I bị ảnh hưởng bởi việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự tại các thành phố này. b) Giai đoạn II - Từ năm 2013 đến năm 2016, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm II để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn; - Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm II; - Trước ngày 31 tháng 12 năm 2016, các đài truyền hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm II; - Các đài truyền hình trung ương có giải pháp phù hợp để tiếp tục phủ sóng các kênh chương trình truyền hình tương tự, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu tại các tỉnh lân cận với các tỉnh thuộc nhóm II bị ảnh hưởng bởi việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự tại các tỉnh này. c) Giai đoạn III - Từ năm 2015 đến năm 2018, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm III để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn; - Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm III; - Trước ngày 31 tháng 12 năm 2018 các đài truyền hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm III; - Các đài truyền hình trung ương có giải pháp phù hợp để tiếp tục phủ sóng các kênh chương trình truyền hình tương tự, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu tại các tỉnh lân cận với các tỉnh thuộc nhóm III bị ảnh hưởng bởi việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự tại các tỉnh này. d) Giai đoạn IV - Từ năm 2017 đến 2020, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm IV để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn; - Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm IV; - Trước ngày 31 tháng 12 năm 2020, các đài truyền hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm IV. V. CÁC GIẢI PHÁP 1. Nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền: a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; các phương tiện quảng cáo tại nơi đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng và các hoạt động văn hóa, thông tin cơ sở; b) Tổ chức phát sóng thường xuyên vào thời gian thích hợp trên đài truyền hình, đài phát thanh thông báo chính thức về thời điểm, lộ trình kết thúc truyền hình tương tự để chuyển sang truyền hình số tại địa phương; c) Xây dựng hệ thống thông tin (điện thoại, hộp thư, trang thông tin điện tử) hỗ trợ cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, người dân thực hiện việc chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình số; d) Yêu cầu các quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và phân phối thiết bị thu, phát truyền hình; các quảng cáo, giới thiệu dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình phải kèm theo thông tin về kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất; đ) Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất để nâng cao nhận thức và khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia thực hiện. 2. Nhóm giải pháp về thị trường và dịch vụ: a) Thực hiện việc cấp phép cho các doanh nghiệp đủ điều kiện thiết lập hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất theo quy định của Luật Viễn thông, Luật Tần số Vô tuyến điện và Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình để hình thành thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất với quy mô tối đa 03 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc và 05 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên phạm vi vùng, theo nguyên tắc các mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình vùng không phủ sóng trùng hoặc chồng lấn nhau về địa lý, nhằm tránh đầu tư lãng phí và đảm bảo khai thác hiệu quả hạ tầng kỹ thuật. b) Thúc đẩy việc sử dụng các phương thức truyền dẫn, phát sóng truyền hình khác để đẩy nhanh lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất: - Tạo điều kiện cho việc triển khai các hệ thống truyền hình cáp, truyền hình internet tại các đô thị, các khu dân cư trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; - Ưu tiên sử dụng vệ tinh viễn thông của Việt Nam với giá cước hợp lý trên cơ sở giá thành để quảng bá và trao đổi chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu, có kết hợp sử dụng vệ tinh khu vực và quốc tế để phát sóng các chương trình truyền hình cho phép phát sóng qua vệ tinh. c) Các doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình cáp, truyền hình số mặt đất có trách nhiệm: - Phủ sóng truyền hình mặt đất và cung cấp dịch vụ ở địa phương nào thì phải dành dung lượng để truyền tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu, bảo đảm trên địa bàn có ít nhất một mạng truyền dẫn, phát sóng số chuyển tải các kênh chương trình này; - Không khóa mã các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu để đảm bảo tất cả thiết bị thu hình số (máy thu hình số, đầu thu truyền hình số) đều thu được các kênh chương trình này của các mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khác nhau. 3. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực: a) Thành lập Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền h |