Xoa dịu nỗi đau Da cam

Thứ 4, 24/07/2024 | 06:56:26
276 lượt xem

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã lùi vào quá khứ gần 50 năm, nhưng hậu quả của chất độc da cam vẫn để lại cho bao thế hệ. Ðể bày tỏ lòng biết ơn, sự tri ân với những người đã hi sinh cho sự nghiệp thống nhất dân tộc, tỉnh Thái Bình luôn thể hiện sự quan tâm, chăm lo đối với người có công, trong đó có cả các nạn nhân chất độc da cam, cùng với những nỗ lực hỗ trợ, đồng hành của các tổ chức, đoàn thể và toàn xã hội, phần nào xoa dịu nỗi đau của họ.

Cha là cựu chiến binh từng bị nhiễm chất độc da cam, nên anh Phạm Văn Đức ở  xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ ngay từ khi sinh ra, cơ thể đã không lành lặn. Cách đây hơn 30 năm, cha anh qua đời. Từ đó đến nay, một mình anh bươn chải lo cho mẹ già đã ngoài 70 tuổi. Khó khăn chồng chất, anh vẫn cố gắng vượt qua, bởi bên cạnh anh còn có sự quan tâm, động viên của cộng đồng, xã hội. 

Anh Phạm Văn Đức, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ: Cứ thế là một tay xách cái quần cái áo, một tay chống đầu gối đi xuống ngồi giặt giũ, nếu người khoẻ làm tầm nửa tiếng là xong, nhưng tôi lếch thếch phải 2 tiếng mới xong những việc như thế. Có cái được cái là.. cũng nhờ tất cả cơ quan đoàn thể tất cả mọi người giúp đỡ gia đình tôi, để tôi vươn lên được một tí.

 Thái Bình là một trong những địa phương có số nạn nhân nhiễm chất độc da cam nhiều nhất khu vực phía Bắc, với hơn 20.000 nạn nhân trực tiếp và gián tiếp. Trong suốt nhiều năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân, giúp đỡ các gia đình nạn nhân. 

Tính riêng từ đầu năm đến nay, các cấp hội đã thăm hỏi, trao hơn 25.000 suất quà, tổng trị giá trên 13 tỷ đồng cho nạn nhân chất độc da cam. Tạo điều kiện cho trên 100 nạn nhân được tham gia tẩy độc, cải thiện sức khỏe. Cùng với đó là tranh thủ các nguồn lực xã hội ủng hộ quỹ trợ giúp nạn nhân chất độc da cam. Sâu sát nắm bắt từng hoàn cảnh, từng gia đình nạn nhân để xây dựng kế hoạch giúp đỡ phù hợp. 

Bà Vũ Thị Ràng, xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ: Các cháu bị chất độc da cam, nhờ tất cả từ cấp tỉnh đến huyện xã quan tâm đến mẹ con cháu.. vừa tinh thần vừa vật chất giúp đỡ mẹ con.. để tôi có sức khoẻ nuôi 2 cháu cho các cháu đỡ thiệt thòi.

Trong suốt 20 năm qua, hội đã vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức trong và ngoài tỉnh, trong và ngoài nước để chăm sóc nạn nhân da cam, huy động hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ về nhà ở, về sinh kế, học bổng và chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là nuôi dưỡng một số cháu..

Bà Nguyễn Thuý Hoàn, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Thái Bình: Nỗi đau da cam là nỗi đau âm ỉ, dai dẳng nhất.. và những năm tới, các cấp hội chúng tôi luôn luôn đồng hành cùng nạn nhân chất độc da cam, là mái nhà chung để nạn nhân chất độc da cam được chia sẻ và giáo dục tuyên truyền để họ động viên con cháu ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng quê hương, an sinh xã hội. 

Dù không thể “hàn gắn” được hết những vết thương, di chứng do chiến tranh để lại, song mỗi hành động sẻ chia là một lần góp phần xoa dịu nỗi đau đối với những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, là động lực giúp họ có thêm điểm tựa vượt qua khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. 

Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo

Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. 

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...