Khó khăn trong dạy nghề cho người khuyết tật

Thứ 6, 14/06/2024 | 15:43:06
279 lượt xem

Trường Trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình. Mỗi năm, có khoảng 300 học sinh khuyết tật được đào tạo tại đây. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20 – 30% học sinh trong độ tuổi lựa chọn học nghề. Dù nhà trường có tới 6 nghề đào tạo gồm điện công nghiệp, may thời trang, hàn, tin học văn phòng, kế toán doanh nghiệp và mộc điêu khắc, nhưng vẫn có những học sinh bỏ nửa chừng hoặc không tự tin vào năng lực của bản thân. 

Em Nguyễn Văn Mạnh, trường Trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình: Em không thích học nghề may. Em sợ sau này không xin được việc. 


Em Vũ Quang Huy, trường Trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình: Em rất thích học nghề. Em cũng rất sợ mai sau xin việc sẽ khó, mức lương thấp. Em sợ bị phân biệt đối xử. 


Khó xin việc sau khi đào tạo là nỗi lo chung của nhiều học sinh khuyết tật. Thống kê sơ bộ của trường Trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình, tỷ lệ học sinh có việc làm đạt khoảng 50%. 

Bên cạnh đó, rào cản trong việc dạy nghề cho người khuyết tật còn đến từ phía gia đình, khi nhiều người nghĩ con mình khuyết tật sẽ không làm được gì, nên buông xuôi, bỏ mặc con. 

Thầy giáo Nguyễn Thành Vinh, phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, trường Trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình: Cơ sở vật chất nhà trường đã được đầu tư tuy nhiên hiện tại đã xuống cấp, chưa đáp ứng nhanh với sự thay đổi KHCN. Vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho học sinh thì mặc dù được xã hội quan tâm nhưng khi học sinh khuyết tật đi liên hệ về công việc thì vẫn còn sự mặc cảm. Chúng tôi rất cần sự quan tâm của Sở LĐ, TB&XH cũng như các đơn vị doanh nghiệp.

Với người bình thường, để có việc làm trong nền kinh tế thị trường canh tranh gay gắt và nhiều áp lực, đã rất khó khăn. Thì với người khuyết tật – nhóm “yếu thế” trong xã hội, càng trở nên vất vả hơn. 

Vì vậy, sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức quốc tế,…, và của chính gia đình, với những việc làm cụ thể, thiết thực, là điều mà những người khuyết tật rất cần, để họ có cơ hội tìm kiếm việc làm, hoà nhập cộng đồng, phát triển một cách toàn diện như những người khác trong xã hội.

Hà My

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...