Những năm gần đây, ô nhiễm nước bởi kim loại nặng tác động tiêu cực tới môi trường sống của cả sinh vật và con người. Mong muốn góp phần khắc phục vấn đề này, công trình sáng tạo kỹ thuật “Chế tạo vật liệu hấp phụ ion kim loại nặng trong nước, từ xỉ than của nhà máy Nhiệt điện Thái Bình” được thạc sĩ Vũ Thị Huệ và các cộng sự tại trường Đại học Y dược Thái Bình nghiên cứu, đang mang lại khả năng ứng dụng thực tiễn cao.
Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Hoá học, thạc sĩ Vũ Thị Huệ từng nhiều lần trăn trở bởi tác hại của kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể con người. Những căn bệnh như rối loạn thần kinh, thiếu máu, ung thư… ngày càng tăng, thôi thúc chị đi tìm giải pháp góp phần khắc phục tình trạng này.
Nhận thấy lượng xỉ than từ nhà máy nhiệt điện Thái Bình mỗi năm rất lớn, việc chế tạo vật liệu cho công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường ion kim loại nặng từ phế thải này sẽ mang lại hiệu quả cao, nhưng chưa được thực hiện ở bất kỳ cơ sở nào, chị cùng đồng nghiệp bắt tay vào thực hiện.
Thạc sĩ Vũ Thị Huệ, bộ môn Hoá học, trường Đại học Y dược Thái Bình: Bản thân mẫu xỉ than lại không bền trong nước, vì thế nhóm nghiên cứu phải tìm ra một chất phụ gia để kết hợp với xỉ than tạo ra hạt vật liệu vừa bền trong nước, vừa có khả năng hấp phụ cao. Nhóm phải đọc rất nhiều tài liệu, làm thực nghiệm rất nhiều với các loại phụ gia khác nhau thì mới tìm ra được chất phụ gia thích hợp. |
Đây là lần đầu tiên kết quả nghiên cứu về khả năng hấp phụ kim loại nặng của hạt vật liệu làm từ xỉ than được công bố tại Việt Nam, là một giải pháp mang tính đột phá. Tạo cơ sở để xây dựng và làm chủ các quy trình công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường với nguyên liệu sẵn có, giá thành thấp. Hạt vật liệu sau hấp phụ có thể tái sử dụng, tạo giá trị kinh tế cho nhiều ngành như xây dựng, giao thông...
Thạc sĩ Vũ Thị Huệ, bộ môn Hoá học, trường Đại học Y dược Thái Bình: Khi chế tạo hạt vật liệu từ xỉ than thành công tạo ra hiệu quả xã hội ưu việt. Xử lý được lượng lớn tro xỉ trong nhà máy nhiệt điện và tạo ra hạt vật liệu thân thiện với môi trường, có khả năng hấp phụ cao, tương đương than hoạt tính nhưng giá thành chỉ bằng 1/3 than hoạt tính. Nhóm nghiên cứu mong muốn sử dụng hạt vật liệu này để xử lý nước thải chứa ion kim loại nặng ở nhiều khu công nghiệp và làng nghề ở tỉnh Thái Bình. |
Thực hiện giải pháp “Chế tạo vật liệu hấp phụ ion kim loại nặng trong nước từ xỉ than của nhà máy Nhiệt điện Thái Bình”, sẽ làm tăng hiệu quả cho ngành nhiệt điện lên khoảng 3,5 tỷ đồng/năm.
PGS.TS Nguyễn Duy Cường, Hiệu trưởng trường Đại học Y dược Thái Bình: Từ một rác thải của nhà máy nhiệt điện, chúng tôi biến nó thành sản phẩm có ích trong cuộc sống. Nhà trường đánh giá rất cao thành công của nhóm nghiên cứu. Chúng tôi cũng rất mong có sự ủng hộ phối hợp của UBND tỉnh, các sở ban ngành và đặc biệt là các doanh nghiệp, tập đoàn, để đưa sản phẩm từ nghiên cứu đến với người tiêu dùng. |
Giảm chi phí cho việc xử lý nước thải trên 1 tỷ đồng/năm. Giải pháp góp phần minh chứng cho việc đưa thành tựu khoa học vào ứng dụng thực tiễn trên địa bàn tỉnh. Từ đó mở ra cơ hội hợp tác, chuyển giao thành tựu khoa học cho đội ngũ tri thức tại Thái Bình.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...