Lắng nghe và chia sẻ với trẻ em khuyết tật

Thứ 5, 18/04/2024 | 21:17:11
1,264 lượt xem

Sinh ra không được lành lặn như bao người bình thường khác, trẻ em khuyết tật phải chịu những nỗi đau về cả thể xác lẫn tinh thần. Hầu hết các em gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập,... Để trẻ khuyết tật vượt qua rào cản, cần rất nhiều sự yêu thương, lắng nghe và chia sẻ, giúp các em hòa nhập cộng đồng.

Sinh ra bị khiếm thính, sống trong thế giới không có âm thanh, nhìn người khác nói chuyện, vui đùa, Hường từng cảm thấy vô cùng lạc lõng. Và rồi, sau 3 năm đến với môi trường giáo dục đặc biệt này, em được dạy ngôn ngữ ký hiệu, được biết thêm nhiều điều mới, và quan trọng là em cảm thấy mình được lắng nghe. Mọi niềm vui, nỗi buồn đều có bạn bè, thầy cô thấu hiểu. Từ đó nhen nhóm trong em khao khát trở thành giáo viên để tiếp tục lan toả yêu thương và nghị lực đến với những người đồng cảnh ngộ.

Em Nguyễn Thị Thanh Hường, lớp 3A, trường Trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình: 

Em được đến trường, rất là vui được học cùng các bạn. Các bạn rất đoàn kết. Ai cũng muốn học tốt các môn Toán, Tiếng Việt, Vẽ,.. để sau này lớn lên có thể giúp bố mẹ cùng gia đình. Em rất vui khi đến trường. 


Cùng với Hường, còn gần 300 học sinh khuyết tật đang được giáo dục văn hóa và dạy nghề tại trường Trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình. Theo các thầy cô giáo, để chạm được tới trái tim của trẻ khuyết tật, phải thực sự quan tâm, đồng cảm với học trò. Mặt khác, giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại. Nếu dạy một lần chưa hiệu quả, phải dạy nhiều lần, thậm chí dài ngày đến khi các em hiểu hết mới thôi. Khi môi trường giáo dục tốt sẽ giúp trẻ phát triển nhân cách, khơi dậy và khuyến khích năng khiếu của các em.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu, trường Trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình: 

Mình phải hiểu hoàn cảnh gia đình, tâm sinh lý của từng bạn, tâm sinh lý của từng dạng khuyết tật một thì mình mới nắm bắt được. Ví dụ bạn này hay bạn kia, bạn có khó khăn gì thì mới giúp các bạn được.  

Em Lê Thảo My, lớp 7A, trường Trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình:

Đây là ngôi nhà thứ hai, thầy cô giáo như người thân trong gia đình. Em mong sau này ra ngoài xã hội cũng được quan tâm như ở ngôi trường này. 


Bên cạnh vai trò của nhà trường, thì gia đình, với tình yêu và thực sự xóa bỏ được mặc cảm về việc có một đứa con khuyết tật, sẽ khiến hành trình có được cuộc sống bình thường của các em bớt đi những khó khăn.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu, trường Trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình:

Môi trường giáo dục nào cũng rất cần sự chung tay của gia đình, đặc biệt là giáo dục cho trẻ đặc biệt. Ví dụ các cháu khiếm thính, bố mẹ không biết gì về ngôn ngữ ký hiệu, nếu ở trên lớp cô dạy xong về nhà không ôn lại, bố mẹ cũng không hiểu gì thì các con sẽ trôi ngay, học ngôn ngữ ký hiệu cũng như ngoại ngữ, cái gì dạy thì các bạn ấy biết, còn không dạy thì không thể biết được. Phải có sự kết hợp chặt chẽ với gia đình thì các bạn mới tiến bộ được. 


Để trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng, cũng cần nâng cao nhận thức xã hội về nhóm trẻ này. Bởi các em rất dễ tổn thương khi bắt gặp ánh mắt, cử chỉ hoặc thái độ thiếu tế nhị của những người xung quanh. Tình yêu thương, sự lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm - chính từ những điều ấy sẽ dần lấp đầy khoảng trống, khoảng thiếu hụt với các em, trở thành điểm tựa để các em khôn lớn, trưởng thành.

Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...