Bệnh án điện tử: Giảm quy trình, tăng tiện ích

Thứ 5, 18/01/2024 | 00:00:00
566 lượt xem

Với nhiều ưu điểm vượt trội, người bệnh giảm thời gian xếp hàng, chờ đợi, giảm chi phí, nhân lực, mang lại độ chính xác cao, bệnh án điện tử đang được Bộ Y tế chỉ đạo triển khai “không thể chậm trễ” trong toàn ngành. Tại Thái Bình, từ tháng 9/2023, Bệnh viện Nhi Thái Bình là đơn vị y tế đầu tiên đưa bệnh án điện tử vào sử dụng ở tất cả các khoa. Hiệu quả của loại hình bệnh án này đang được chứng minh từ thực tế.

Bệnh viện Nhi Thái Bình là 1 trong 2 bệnh viện ở Thái Bình triển khai bệnh án điện tử

Trước đây, mỗi khi tiếp nhận người bệnh, với hồ sơ bệnh án truyền thống, nhân viên y tế phải ghi chép tay cho từng người để lưu trữ tất cả những diễn biến xảy ra trong quá trình điều trị, các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh liên quan... Tuy nhiên, với bệnh án điện tử, toàn bộ quy trình được số hóa, không cần dùng sổ sách, giấy tờ. Mọi thông tin sức khỏe của người bệnh được lưu giữ đầy đủ, an toàn, bảo mật. 


Bác sĩ Nguyễn Thị Mai, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Thái Bình: “Thông tin bệnh nhân không sai lệch, từ lứa tuổi, cân nặng, không cần hỏi đi hỏi lại vì từ khâu tiếp đón đã vào máy rồi thì trong này đã đầy đủ thông tin. Thứ 2 là rất nhanh, khi gọi tên bệnh nhân vào thì chỉ cần thao tác chuột là bệnh nhân được gọi trên máy, từ tên tuổi đến số thứ tự.” 

Bệnh viện Nhi Thái Bình đã chuẩn bị từ sớm về cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ nhân lực

Là đơn vị đầu tiên của ngành y tế Thái Bình triển khai bệnh án điện tử, Bệnh viện Nhi Thái Bình đã chuẩn bị từ sớm về cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ nhân lực. Hoàn thiện các phần mềm từ hệ thống quản lý bệnh viện, hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm, thông tin lưu trữ và thu nhận hình ảnh, đảm bảo đồng bộ. Bên cạnh đó là nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, đầu tư mới nhiều trang thiết bị. Xây dựng quy trình bệnh án điện tử thống nhất toàn bệnh viện và tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm chi tiết đến các khoa.


Ông Tống Đức Thuận, trưởng phòng CNTT, Bệnh viện Nhi Thái Bình: “Chúng tôi có 4 máy chủ để quản lý các phân hệ phần mềm. Bên cạnh đó cũng đã lên các danh mục để cài đặt trong phần mềm, như danh mục nhân viên, danh mục kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế. Đồng thời cũng cài đặt trên cổng BHYT… Bên cạnh đó chúng tôi cũng đăng ký chữ ký số cho bác sĩ và chữ ký điện tử cho điều dưỡng.”  




Bác sĩ CKII Đỗ Mạnh Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Thái Bình: “Sau khi triển khai bệnh án điện tử chúng tôi thấy mang lại hiệu quả rất rõ rệt về chuyên môn. Thứ nhất là đảm bảo được tính chính xác, công khai, minh bạch trong hoạt động chuyên môn, giảm ngắn được thủ tục hành chính, giảm chi phí, tiết kiệm rất lớn về thời gian, nhân viên y tế dành thời gian chăm sóc người bệnh được tốt hơn, giảm chi phí về văn phòng phẩm.”  


Việc ứng dụng bệnh án điện tử còn phục vụ hiệu quả cho việc báo cáo, thống kê, giúp cơ quan quản lý dễ dàng nắm bắt tình hình khám chữa bệnh tại đơn vị. Sau bệnh viện Nhi, Thái Bình đã có thêm Bệnh viện Y học cổ truyền thực hiện được mô hình này, và đang tiếp tục nhân rộng tại tất cả các cơ sở y tế trên toàn tỉnh. 

Hà My


  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...