Không chủ quan với đậu mùa khỉ

Thứ 2, 13/11/2023 | 09:00:00
611 lượt xem

Việt Nam đã ghi nhận trường hợp tử vong vì đậu mùa khỉ. Trên cả nước, số ca mắc cũng đang gia tăng nhanh chóng. Dù WHO dỡ bỏ cảnh báo cao nhất về dịch bệnh này từ cách đây nhiều tháng, song việc trong nước phát hiện những người mắc bệnh không rõ nguồn lây, tức là đã có lây lan thầm lặng trong cộng đồng. Điều này đòi hỏi các biện pháp phòng chống cần được đẩy mạnh hơn tại tất cả các địa phương, đơn vị.

Đến hết tháng 10, Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

Thông tin từ Cục Y tế Dự phòng, đến hết tháng 10, Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, bao gồm cả 2 ca nhập cảnh năm ngoái. Đặc biệt, từ đầu tháng 7 năm nay, trong nước liên tục ghi nhận ca bệnh. TP. Hồ Chí Minh nhiều nhất, tới 46 ca, còn lại rải rác ở 6 tỉnh, thành phố khác. Các chuyên gia nhận định, mầm bệnh đã xâm nhập cộng đồng nên trong thời gian tới, nhiều khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục xuất hiện các trường hợp mắc mới.

Bác sĩ CKI Đặng Quang Huy, trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Bình: “Đậu mùa khỉ đang là tình trạng báo động với Việt Nam. Khả năng thời gian tới việc du nhập vào tỉnh Thái Bình là có hiện hữu. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng đã có khuyến cáo với người dân và cơ sở y tế kiểm soát tốt những trường hợp nghi ngờ. Trước đây thì khuyến cáo là đi từ quốc gia có dịch, còn giờ thì khuyến cáo là đi từ địa phương có dịch về mà nếu có biểu hiện thì nên đến ngay cơ sở y tế khám, điều trị.”

Đối với những người có công việc đi tới các vùng dịch, hay công việc tiếp xúc gần với người mắc bệnh, nếu có triệu chứng mắc đậu mùa khỉ, cần đảm bảo phương tiện phòng hộ như khẩu trang, găng tay, tránh tiếp xúc niêm mạc… để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm. 

Bác sĩ CKI Nguyễn Duy Lập, trưởng khoa Truyền nhiễm, BVĐK Đông Hưng: “Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền qua rất nhiều đường, có thể qua đường tình dục, qua đường tiếp xúc, qua giọt bắn của đường hô hấp… Nếu không điều trị và cách ly kịp thời, bệnh rất nguy hiểm. Nếu nặng thì có thể viêm da nhiễm trùng, dẫn đến viêm phổi nặng, viêm não, viêm cơ tim.”


 

Bác sĩ CKI Đặng Quang Huy, trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Bình: “Biểu hiện ban đầu thì cộng đồng và người dân lưu ý việc đau mỏi cơ xương khớp. Thứ 2 là biểu hiện sưng hạch bạch huyết. Tình trạng phát ban thì ban của đậu mùa khỉ chia làm 3 giai đoạn, đầu tiên nó rát, sần, nổi mụn nước, rồi cuối cùng là mụn nước có mủ.”  

Những biểu hiện triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Ngành y tế Thái Bình đang tích cực phối hợp với các sở ngành, địa phương, đơn vị tập trung giám sát chủ động tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cộng đồng, lồng ghép với hoạt động phòng chống HIV/AIDS, phát hiện các trường hợp bệnh, chùm ca bệnh, nguồn lây bệnh kịp thời, không để lây lan trên diện rộng. Các bệnh viện cũng đã chủ động phương án sẵn sàng đáp ứng khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.


Bác sĩ CKI Phạm Văn Cải, Phó Giám đốc BVĐK Đông Hưng: “Chúng tôi đã tuyên truyền, quán triệt để cán bộ viên chức, người lao động nắm bắt, hiểu về bệnh đậu mùa khỉ. Sẵn sàng mọi kịch bản để thu dung, cách ly, điều trị theo đúng quy định. Chuẩn bị đầy đủ thuốc men, vật tư, trang thiết bị y tế. Phối hợp với trung tâm y tế huyện, CDC tỉnh để kịp thời báo cáo xin chi viện khi cần thiết.”

Đậu mùa khỉ có biểu hiện phát ban mụn nước dễ nhầm với nhiều bệnh khác nên người dân chú ý phòng dịch

Những biện pháp phòng dịch cơ bản, phòng dịch lây từ giọt bắn, như đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng, rửa sạch các vật dụng trong gia đình, đồ chơi của trẻ em… đang được khuyến khích thực hiện, để “một mũi tên trúng nhiều đích”, phòng được nhiều bệnh, gồm cả Covid-19, cúm, tay chân miệng… và đậu mùa khỉ. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, nếu chủ quan thì mối đe dọa từ dịch bệnh sẽ lớn hơn rất nhiều. Kinh nghiệm của những nước có dịch đậu mùa khỉ bùng phát trong năm 2022 cho thấy, nâng cao nhận thức của cộng đồng là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất. 

Hà My



  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...