Hút cần – Từ khoái cảm đến bệnh lý tâm thần

Thứ 4, 14/06/2023 | 00:00:00
5,795 lượt xem

Thời gian gần đây, các lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện những trường hợp thanh niên tàng trữ, sử dụng cần sa. Mặc dù đã được cảnh báo nhiều về tác hại của các loại ma túy, song những đối tượng trẻ tuổi vi phạm vẫn rất chủ quan, thậm chí đưa ra lý lẽ khó chấp nhận, như dùng cần sa để “dễ ăn dễ ngủ”, “nước ngoài cho phép”.

Đây đều là nhận định sai lầm, bởi trên thực tế, cần sa bị cấm ở hầu hết các nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, vì sự nguy hại đến sức khỏe thần kinh và cả thể chất của người sử dụng.

Thanh niên mới 25 tuổi nhưng đã nhập viện 2 lần vì hút cần sa

Từng được gọi với danh xưng “con nhà người ta”, bởi gia đình có điều kiện, là du học sinh ở Mỹ về, làm công việc mang lại thu nhập cao, ổn định, thế nhưng, vì thói quen sử dụng cần sa mà bệnh nhân 25 tuổi này đánh mất tất cả. Đây đã là lần thứ 2 anh nhập viện với những triệu chứng của rối loạn tâm thần. 


Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Hồi - Trưởng khoa Nghiện chất, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: “Bệnh nhân có biểu hiện nói vô nghĩa, gia đình đã cho điều trị ở Tâm thần Trung ương 1, nhưng về thì bệnh nhân không dùng thuốc, không kiểm soát được việc sử dụng chất. Có hành vi tự hủy hoại bản thân, tự lấy tay cào mặt mình, cào tay 2 bên, đưa vào bệnh viện  trong tình trạng khó tiếp xúc. 




Bác sĩ CKI Lâm Văn Hoàng - khoa Suy nhược thần kinh, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: “Bệnh nhân trẻ tuổi liên quan đến việc sử dụng chất nhập viện hoặc đến khám tại bệnh viện gia tăng rất nhiều. Các biểu hiện rất đa dạng, bệnh nhân có thể trong tình trạng kích động, hoang tưởng, ảo giác, có hành vi rối loạn, khó kiểm soát. Trường hợp khác thì bệnh nhân có biểu hiện trái ngược hoàn toàn là rối loạn lo âu, trầm cảm.”

Khi hút cần sa, các biểu hiện rất đa dạng, bệnh nhân có thể trong tình trạng kích động, hoang tưởng, ảo giác, có hành vi rối loạn, khó kiểm soát ( Ảnh st )

Khi sử dụng cần sa, người dùng thường có triệu chứng nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, xung huyết kết mạc, chảy nước mắt, nói nhiều, kích động mạnh, thậm chí có hành vi tiêu cực tự gây hại cho mình và người khác. Hút cần sa còn dễ gây các rối loạn nhân cách. Ước tính có tới 30% trường hợp tâm thần phân liệt ở nam giới trong độ tuổi từ 21-30 liên quan đến sử dụng cần sa. Loại chất gây nghiện này còn làm suy giảm khả năng nhận thức ở nhiều mức độ tùy thuộc vào tuổi sử dụng lần đầu và thời gian sử dụng. Hút cần sa khi còn lứa tuổi thanh thiếu niên có thể làm giảm vĩnh viễn chỉ số đo lường trí tuệ IQ.


Bác sĩ CKI Lâm Văn Hoàng, khoa Suy nhược thần kinh, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: “Ngay trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được tư vấn tâm lý, động viên để nhận thức được mức độ gây hại của việc sử dụng chất để khi ra viện có thể từ bỏ, vượt qua được việc sử dụng chất và không sử dụng lại. Sau khi điều trị ổn định các rối loạn tâm thần, bệnh nhân cần duy trì thuốc từ 6 – 9 tháng để đảm bảo các triệu chứng ổn định, tổn thương được phục hồi và cần tái khám định kỳ để theo dõi sát tiến triển của bệnh.” 

Sử dụng cần sa thời gian dài sẽ để lại nhiều hậu quả với sức khỏe

Sử dụng cần sa trong thời gian dài không chỉ dẫn đến đến các bệnh lý tâm thần, mà còn gây viêm phế quản mãn tính, tăng nguy cơ ung thư, rối loạn nhịp tim và bệnh lý mạch vành. Khi ngộ độc cần sa sẽ dẫn đến tình trạng khó thở, suy hô hấp, co giật, đe dọa tính mạng người sử dụng. Trên góc độ pháp luật, người sử dụng cần sa có thể bị truy cứu trách nhiệm về “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” hoặc “Tội mua bán trái phép chất ma túy”, mức phạt cao nhất lên tới 20 năm tù cho tội tàng trữ; chung thân hoặc tử hình đối với tội mua bán trái phép, cả 2 tội này đều có thể bị phạt tiền lên tới 500 triệu đồng. 

Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...