Say nắng say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là những ngày nắng nóng cao điểm, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại di chứng khó phục hồi. Trong vài tuần vừa qua, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh tiếp nhận nhiều trường hợp say nắng say nóng, song bệnh nhân chưa có hiểu biết về bệnh cũng như chưa biết cách xử trí khi gặp phải tình trạng này.
Mùa hè, số bệnh nhân nhập viện vì say nắng tăng cao
Bệnh nhân này vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Vũ Thư trong tình trạng lơ mơ, đỏ da toàn thân, sốt cao 41 độ. Được biết, ông có tiền sử tăng huyết áp nhiều năm, làm việc ngoài vườn giữa trưa nắng và được phát hiện đưa đi cấp cứu khi đã mất ý thức.
Bệnh nhân: “Triệu chứng là chóng mặt nhức đầu, hoa mắt. Lúc bấy giờ tôi không nghỉ ngơi kịp thời là bị ngất.”
Bác sĩ CKI Quản Văn Huy, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, BVĐK Vũ Thư: “Bệnh nhân say nắng say nóng do nhiệt độ cơ thể tăng quá cao, đột ngột, dẫn đến mất kiểm soát của trung tâm điều nhiệt. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhận có thể dẫn đến di chứng về não, tổn thương đa cơ quan. Nếu bệnh nhận được cấp cứu trong vòng 1 giờ đầu thì tỷ lệ hồi phục rất cao, có thể là 100%, nếu trong 3 giờ không được cấp cứu thì có thể tử vong.”
Biểu hiện thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ, choáng váng, buồn nôn và nôn...
Say nắng say nóng là bệnh lý nguy hiểm, xảy ra khi tăng thân nhiệt quá mức. Dù đã có nhiều khuyến cáo về bệnh lý này, nhưng cứ vào thời điểm nắng nóng, số ca nhập viện lại gia tăng. Trong 1 tháng trở lại đây, Khoa Hồi sức Cấp cứu BVĐK Vũ Thư mỗi tuần tiếp nhận hàng chục bệnh nhân say nắng say nóng. Biểu hiện thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ, choáng váng, buồn nôn và nôn... Ở mức độ nặng, bệnh nhân có thể đau đầu dữ dội, khó thở tăng, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê.
Bác sĩ CKI Quản Văn Huy, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, BVĐK Vũ Thư: “Nếu thời tiết nắng nóng thì tốt nhất là hạn chế ra ngoài. Khi bắt buộc phải ra ngoài thì nên mặc quần áo rộng rãi, sáng màu, đội mũ rộng vành. Khi làm việc trong thời tiết nắng nóng thì phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước, bù điện giải đầy đủ.”
Ở mức độ nặng, bệnh nhân có thể đau đầu dữ dội, khó thở tăng, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê
Khi bắt gặp trường hợp bị say nắng say nóng, cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, giảm thân nhiệt bằng những cách như lấy khăn thấm nước mát phủ lên người, chườm mát ở những vị trí có động mạch lớn. Lưu ý không nên dùng nước đá để hạ nhiệt bởi có thể làm cho tim đập nhanh, thậm chí gây đột qụy.
Hà My
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...