Thời gian qua, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề “nóng” được dư luận quan tâm, thế nhưng tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này vẫn diễn ra phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh còn thờ ơ, coi thường sức khỏe và cả tính mạng của người tiêu dùng. Trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm nay, các đoàn liên ngành đang tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm và đình chỉ hoạt động của cơ sở không đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
Trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm nay, các đoàn liên ngành đang tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm và đình chỉ hoạt động của cơ sở không đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
Chỉ bằng mắt thường cũng dễ nhận thấy khu vực bếp chế biến này không hề đảm bảo an toàn thực phẩm. Mỗi ngày, cơ sở sản xuất kinh doanh giò chả bà Thân bán ra thị trường khoảng 5 – 10kg sản phẩm. Dịp Tết, con số này còn tăng lên gấp nhiều lần. Thế nhưng nguyên liệu thì không chứng minh được nguồn gốc, cơ sở cũng không ghi chép nhật ký sản xuất hằng ngày. Và đáng ngại nhất là đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện 3kg hàn the trộn cùng chất bảo quản, được chủ cơ sở khai nhận là để thêm vào khi xay thịt làm giò chả. Tất cả các mẫu thực phẩm tại đây qua xét nghiệm cũng đều dương tính với hàn the.
Ông Nguyễn Thiện Nam, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh giò chả bà Thân, thôn Thọ Bi, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư:
"Từ thời cổ đến giờ là vẫn có. Chứ không có hàn the thì không thể giòn, không thể giữ được. Khoa học người ta nghiên cứu nó độc hại thực sự nhưng không có tí thì cũng không ngon được. Tôi có biết là vi phạm nhưng không có thì mất khách. Chỉ cho 1 thìa cà phê 1 tí này."
1 thìa hàn the cho vào mỗi 2kg giò chả. Đây là con số không hề nhỏ. Khoa học đã chứng minh hàn the có độc tính cao. Liều từ 5 gam trở lên đã gây ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong. Ăn với liều lượng thấp kéo dài, hàn the tích lũy trong cơ thể không chỉ gây các bệnh ung thư mà còn để hậu quả xấu cho nhiều thế hệ sau. Về phía chính quyền địa phương, dù cho biết đã kiểm tra thường xuyên, song lại không thể phát hiện vi phạm tại cơ sở này.
Ông Nguyễn Văn Cứu - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư:
"Chúng tôi 1 năm cũng phải ra trao đổi với gia đình ít nhất 4 – 5 lần. Khi chúng tôi vào thì gia đình không làm vào giờ chúng tôi đi kiểm tra, và làm với mức độ rất ít. Qua việc đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện ra thì Ban Chỉ đạo ATTP của xã sẽ rút kinh nghiệm, tiếp tục kiểm tra, quán triệt và các cơ sở không đảm bảo chúng tôi sẽ cho đóng cửa."
Những vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn “nhởn nhơ” tồn tại, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ các lực lượng chức năng. Trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm nay, Đoàn liên ngành do Sở Y tế chủ trì tiến hành kiểm tra tại 21 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm và kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại 4 huyện. Qua đó phát hiện một số cơ sở không thể hiện được nguồn gốc xuất xứ của phụ gia, nguyên liệu chế biến, tiến hành xử phạt theo quy định.
Anh Vũ Mạnh Truyền - chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm Bích Kiều, phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình:
"Qua buổi kiểm tra phát hiện 1 số lỗi như cơ sở không đầy đủ tem mác, nguồn gốc xuất xứ chưa đầy đủ giấy tờ. Qua kiểm tra thì cơ sở sẽ chấn chỉnh, thứ nhất là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bổ sung tem mác và giấy tờ cho nguyên liệu đầu vào."
Bà Phạm Thị Mỹ Hạnh - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình: "Chúng tôi chú trọng kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ sở về ATTP, thể hiện ở giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận về ATTP cũng như hồ sơ, nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu chế biến, việc sử dụng phụ gia thực phẩm, việc ghi nhãn, công bố chất lượng thực phẩm. Đối với cơ sở vi phạm, ngoài việc xử lý vi phạm thì cũng tuyên truyền để họ khắc phục tất cả tồn tại đã được phát hiện ra."
Đoàn kiểm tra liên ngành cũng kết hợp phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao hiểu biết cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ trong đảm bảo an toàn thực phẩm, có thói quen từ chối các cơ sở không đảm bảo, tẩy chay những sản phẩm vi phạm. Qua đó góp phần giảm thiểu tối đa các trường hợp ngộ độc do sử dụng thực phẩm không an toàn.
Hà My
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...