Điều trị mất trí nhớ ở người cao tuổi

Thứ 3, 04/10/2022 | 00:00:00
844 lượt xem

Nhiều người cho rằng, mất trí nhớ ở tuổi già là dấu hiệu bình thường của lão hóa. Tuy nhiên, mất trí nhớ, sa sút trí tuệ là triệu chứng của bệnh Alzheimer - căn bệnh trầm trọng của não bộ. Đáng tiếc rằng, căn bệnh này chưa được nhận thức đầy đủ và điều đó có thể dẫn tới nhiều hệ lụy xã hội.

Từ khoảng nửa năm trở lại đây, bệnh nhân này bắt đầu có triệu chứng hay quên. Ngoài 60 tuổi, ông đã không nhớ được những công việc cần làm, dần quên cả đường đi và không nhận ra người nhà. Cuối cùng, tên tuổi của mình ông cũng không nhớ nổi. Khi đến khám tại bệnh viện Tâm thần Thái Bình, ông được chẩn đoán bị alzheimer dẫn đến teo não và đã diễn biến nặng.


Người nhà bệnh nhân: 

"Ở nhà còn nói cả hoang tưởng nữa, nói với người ngoài mà cứ tưởng người nhà. Mà người nhà cứ cho là ông bị thế vì tuổi già thôi, do làm nhiều quá nên bị, người thì bảo không phải chữa, đến hôm lên đây khám BS nói mới biết được." 




Trong cuộc sống, một người hay quên thường bị mắng là “lú lẫn”. Dường như điều này đã đem lại nhận thức xem nhẹ những triệu chứng sớm của bệnh Alzheimer. Ít người đi khám vì không nghĩ là bị bệnh. Một số khác thì cho rằng, già đãng trí là chuyện đương nhiên. Trong khi đó, bệnh nhân Alzheimer nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến những rối loạn về tâm thần trầm trọng. 


Bác sĩ CKI Trịnh Thị Thanh Tâm, trưởng khoa Suy nhược thần kinh, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: 

"Một số cụ còn kèm theo biểu hiện hoang tưởng, sợ hãi có người đến bắt hoặc theo dõi mình, lấy trộm của mình, nên có những triệu chứng kèm theo là sợ hãi, căng thẳng, có người la hét, ném đồ đạc. Có cụ thì trở thành trầm cảm, ít tiếp xúc, chỉ ngồi 1 mình trong phòng."


Mỗi tháng, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình tiếp nhận 150 – 200 người cao tuổi nhập viện. Trong đó, trên 60% mất trí nhớ do bệnh Alzheimer. Hơn 80% bệnh nhân đến khám khi bệnh đã vào giai đoạn nặng. Theo các bác sĩ, bệnh Alzheimer chỉ có thể dùng thuốc để cải thiện triệu chứng, giảm tốc độ tiến triển của bệnh chứ không chữa khỏi được hoàn toàn. Mặc dù điều trị là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là sự chăm sóc của gia đình, người thân. 


Bác sĩ CKI Trịnh Thị Thanh Tâm, trưởng khoa Suy nhược thần kinh, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: 

"Khi ở cùng người già, chúng ta nên sát sao để ý đến những dấu hiệu nhỏ của các cụ, giúp các cụ sống lâu hơn, chất lượng hơn và vui vẻ hơn. Các cụ có thể tập về trí nhớ đơn giản như đọc báo, chơi cờ, năng giao tiếp, tiếp xúc, sử dụng một số loại thuốc tăng cường trí nhớ, tăng cường cho tế bào não, và quan trọng nhất là đời sống tinh thần đảm bảo tốt."


Để phòng bệnh Alzheimer ngay từ sớm, mỗi người nên duy trì lối sống lành mạnh, không dùng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, bởi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc lá và người sống trong môi trường có khói thuốc tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer cao gấp 2 lần những người khác. Khi có dấu hiệu của bệnh, nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...