Sáng nay, ngày 5-9, lễ khai giảng năm học 2018-2019 được tổ chức thống nhất trên cả nước, học sinh, sinh viên náo nức tham dự lễ khai giảng, chính thức bước vào năm học mới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ khai giảng tại trường Chu Văn An (Hà Nội).
Cùng với việc tổ chức chung thời gian, chương trình khai giảng tại các địa phương được thống nhất tổ chức ngắn gọn, hướng đến học sinh, bảo đảm trang nghiêm. Đối với cấp học mầm non, buổi lễ khai giảng được Bộ GD-ĐT hướng dẫn tổ chức dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Trong công văn gửi các sở GD-ĐT về triển khai một số hoạt động đầu năm học, Bộ GD-ĐT đã lưu ý việc tổ chức các hoạt động đầu năm học phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, điều kiện của nhà trường, gắn với thực tế của địa phương; bảo đảm thiết thực, hiệu quả để tạo được niềm tin, động lực học tập cho các em. Các hoạt động cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự quản, tránh việc tổ chức hình thức, gây quá tải cho học sinh.
Bước vào năm học mới 2018-2019, ngành giáo dục đề ra phương hướng tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH13 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; quán triệt địa phương thực hiện tốt Chỉ thị năm học 2018 - 2019 của ngành giáo dục.
Theo phương hướng đề ra đầu năm học, ngành Giáo dục sẽ tập trung ổn định những hoạt động đổi mới của ngành; đồng thời triển khai thực hiện một số công việc trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, kỷ cương, nền nếp và giải quyết các vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội.
Giáo dục mầm non thực hiện cơ chế, chính sách phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giảm bạo hành trẻ và giải quyết tình trạng thiếu giáo viên.
Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng công tác thi, kiểm tra đánh giá đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; triển khai đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông.
Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh việc tự chủ của các trường đại học, nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng nhu cầu của xã hội để sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...