Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa cảnh báo sự gia tăng bất thường trường hợp kéo dài ngày điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh, gây lãng phí quỹ bảo hiểm y tế. Trong 6 tháng đầu năm, quỹ BHYT chi tiền khám và tiền giường lên tới 9.214 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 740,7 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Nguyên nhân gia tăng ngày nằm viện quá mức cần thiết theo BHXH Việt Nam là do Thông tư 37 điều chỉnh giá tiền giường tăng cao hơn so với trước đây. Nhiều cơ sở y tế đã cho người bệnh điều trị dài ngày để được thanh toán nhiều tiền giường từ quỹ BHYT. Giá tiền giường tăng mức thấp nhất là 195%, cao nhất là 540% tùy các khoa. Không ít trường hợp bị bệnh bình thường vẫn được chỉ định nằm giường hồi sức tích cực vì đây là loại giường có mức tiền khá cao, từ hơn 200 đến 300 nghìn đồng/ngày. Những ngày điều trị cuối, người bệnh thường được sử dụng thuốc bổ để “hợp lý hóa” thời gian điều trị.
Việc kéo dài ngày điều trị cho người bệnh không chỉ gây hao quỹ BHYT mà còn ảnh hưởng túi tiền của người bệnh, vì một số nhóm người bệnh vẫn phải cùng chi trả 20% hoặc 5% trên tổng chi phí khám chữa bệnh.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...