Thanh niên khuyết tật làm kinh tế giỏi

Thứ 2, 17/04/2017 | 15:04:47
570 lượt xem

Với quyết tâm không vì khiếm khuyết bản thân mà trở thành gánh nặng cho xã hội, thậm chí còn phấn đấu trở thành chỗ dựa cho gia đình, anh Trần Văn Minh ở xã Đông Hoàng ( huyện Tiền Hải- Thái Bình) đã vượt qua sự tự ti về hình thể, mạnh dạn phát triển kinh tế và tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương. .

Tốt nghiệp Cao đẳng Dệt may thời trang Hà Nội, anh Trần Văn Minh đã rất khó khăn để tìm kiếm được một công việc, bởi rào cản là đôi chân khuyết tật. Sau nhiều năm lăn lộn ở các công ty may mặc, từ vị trí công nhân may mẫu, anh đã vươn lên trở thành quản lý kỹ thuật với mức lương hàng chục triệu đồng.  Cuối năm 2015, bỏ lại công việc ổn định với mức lương cao ,chàng thanh niên khuyết tật đã quyết định trở về quê hương  với hoài bão của tuổi trẻ.

Anh Trần Văn Minh - Xã Đông Hoàng (Tiền Hải): Mình đi ra ngoài học 8 năm để học kinh nghiệm, sau khi ra ngoài mình cảm thấy mình có tay nghề, kinh nghiệm, va vấp nhiều môi trường làm việc và học hỏi từ mọi người. Mình cũng muốn về quê hương để xây dựng sự nghiệp cho riêng mình, không muốn đi làm thuê cho người ta nữa.

Ở thời điểm khởi nghiệp, gia đình khó khăn, trong tay chỉ có vài chục triệu đồng, anh Minh đã mạnh dạn vay thêm 200 triệu đầu tư cơ sở vật chất, thuê 20 công nhân và nhận làm những đơn hàng đầu tiên có thiết kế đơn giản để công nhân vừa làm quen với công việc vừa rèn luyện tay nghề, khẳng định chất lượng trong từng sản phẩm.

Lợi nhuận đến đâu, anh lại tái đầu tư vào trang thiết bị đến đó, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, đơn hàng luôn hoàn thành đúng hạn và nhận được sự tin tưởng của đối tác. Sau gần 2 năm hoạt động, tổng số tiền anh Minh đầu tư vào xưởng may đã lên tới trên 500 triệu đồng.

Anh Trần Văn Minh - Xã Đông Hoàng (Tiền Hải): Mình sinh ra và lớn lên là người khuyết tật, so với người bình thường thì mình thua họ về sức khỏe, nhưng so với anh chị em khuyết tật thì mình ổn hơn rất nhiều, mình không vì thân thể khuyết tật mà tự ti, mình vẫn có thể hơn những người bình thường về đầu óc. Và trong kinh doanh thì người ta quan trọng nhất là đầu óc kinh doanh chứ không nhất thiết là phải lấy sức lực ra làm thước đo.

Để tạo việc làm và thu nhập ổn định từ 2 đến 4 triệu đồng cho khoảng 25 lao động thường xuyên không phải là điều dễ dàng. Có những lúc anh chấp nhận vay lãi để trả lương đúng hạn, chấp nhận bù lỗ để giữ chân công nhân. Nhưng đó cũng là động lực để chàng thanh niên trẻ luôn chủ động trong tìm kiếm đối tác, kết nối với doanh nghiệp và tận dụng mọi cơ hội để mở rộng mặt hàng.

Trung bình mỗi năm cơ sở của anh Minh nhận gia công khoảng 25 đơn hàng, mỗi đơn từ 1000 đến 2000 sản phẩm với giá thành gia công dao động từ 30.000 đến 100.000 đồng cho mỗi sản phẩm. 

Chị Nguyễn Thị Hằng - Công nhân: Anh Minh ở đây rất tích cực tìm kiếm việc làm cho công nhân, công việc ở đây không bị áp lực rất thoải mái với các chị em công nhân. Lương thì cứ đến ngày là có, tiền ăn uống chuyên cần lúc nào cũng được nhận đầy đủ.

Chưa hài lòng với những gì mình đã đạt được, anh Trần Văn Minh vẫn luôn trăn trở làm thế nào để mở rộng dây chuyền sản xuất, mua thêm máy móc hiện đại đáp ứng được yêu cầu của những đơn hàng chất lượng cao, qua đó giúp đỡ lao động địa phương có công việc ổn định và bản thân anh cũng gây dựng được sự nghiệp vững chắc cho riêng mình. 

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...