Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Thứ 4, 05/04/2017 | 08:57:34
369 lượt xem

Ngày giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là "Lễ hội Đền Hùng" là một ngày lễ của Việt Nam, là ngày để tất cả mọi người cùng về đất nước Việt Nam này để tận hưởng được giá trị của sự bình yên và sự hi sinh của những đồng bào có công cùng các Vua Hùng dựng nước. Lễ được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc nhằm mục đích tưởng nhớ đến công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng.

Người dân đất Việt hành hương về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. (Ảnh Internet)

Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Ngày nay nhân dân ta lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ và cùng nhau về thăm đền Hùng để tửơng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân - con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục lấy nàng Âu Cơ - con gái Vua Đế Lai rồi sinh ra một bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai. Sau đó, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người theo cha xuống biển lập nghiệp. Người con cả theo mẹ lên vùng đất Phong Châu (nay là Phú Thọ) lập ra nước Văn Lang và được tôn làm Vua Hùng. Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử của người Việt, được cai trị bởi 18 đời vua. Các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất vùng để thực hiện những nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như thờ thần lúa, thần mặt trời để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm (khu di tích lịch sử đền Hùng) mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ. Từ trung tâm thờ tự đầu tiên này, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần lan tỏa, có sức sống lâu bền từ đời này qua đời khác, từ đồng bằng lên miền núi, từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra nước ngoài. Đất nước có lúc thịnh lúc suy, có lúc bị giặc ngoại xâm thống trị nhưng Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn được các thế hệ duy trì đến tận ngày nay và còn mãi đến muôn đời sau.

Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn" hay "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" như một tinh thần văn hóa Việt Nam.

Hướng về cội nguồn, tri ân công đức tổ tiên, mỗi người con đất Việt mang trong mình dòng máu Lạc Hồng luôn tự nhủ và mong ước làm sao để xứng đáng với Tổ tiên, với công lao của các Vua Hùng như lời Bác Hồ đã dạy:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng dân gian được lưu truyền lâu đời ở Việt Nam mà trọng tâm là tỉnh Phú Thọ. Loại tín ngưỡng này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày nay đã trở thành bản sắc văn hoá đặc biệt Việt Nam. Đó chính là “sợi chỉ đỏ tâm linh” là "động lực tinh thần" gắn kết toàn dân tộc thành cây một cội, thành con một nhà, làm nên sức mạnh của truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đang trên đà "đổi mới và phát triển" hôm nay. Đó cũng là nền tảng tâm linh vững chắc để củng cố và phát triển phẩm chất, nhân cách của mỗi con người Việt Nam, góp phần giáo dục truyền thống "yêu nước, thương nòi" cho các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mãi mãi mai sau. 

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...