Năm nay, Giỗ tổ Hùng Vương rơi vào ngày Thứ năm ngày 06/4 dương lịch, theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động (NLĐ) sẽ được nghỉ một ngày và hưởng nguyên lương.
Có không ít trường hợp NLĐ không nghỉ vào ngày này mà vẫn đi làm theo yêu cầu của công ty. Khi này, thông thường thì NLĐ sẽ được hưởng chế độ lương như sau:
NLĐ đi làm vào ngày Giỗ tổ như ngày làm việc bình thường: NLĐ sẽ được trả tiền lương làm thêm giờ ở mức 300% tiền lương ngày.
- NLĐ đi làm vào ngày Giỗ tổ như ngày làm việc bình thường: NLĐ sẽ được trả tiền lương làm thêm giờ ở mức 300% tiền lương ngày – theo quy định ở Điểm c Khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012.
Điều này có nghĩa là NLĐ sẽ được hưởng đến 4 ngày lương cho 1 ngày làm việc: một ngày lương có sẵn trong lương tháng và 3 ngày lương làm thêm giờ. Mức hưởng trên cũng đúng trong trường hợp NLĐ làm việc hưởng lương theo ngày.
- NLĐ đi làm vào ngày Giỗ tổ và được nghỉ bù vào một ngày khác: Quy định trước đây của Bộ luật Lao động 1994 và các văn bản hướng dẫn quy định rằng nếu NLĐ đi làm thêm giờ và được nghỉ bù thì sẽ được chi trả phần chênh lệch tiền lương.
Ví dụ: NLĐ đi làm vào ngày Giỗ tổ và được nghỉ bù vào ngày Thứ 6 thì NLĐ sẽ được trả tiền lương làm thêm giờ ở mức 200% tiền lương ngày (tiền lương làm thêm giờ ngày lễ là 300% nhưng đã trừ đi 100% do được nghỉ bù vào Thứ 6).
Đến Bộ luật Lao động 2012 thì nội dung nêu trên không còn nữa, nhưng về thực tế thì NSDLĐ vẫn cần phải thực hiện chi trả tiền lương theo quy định này.
- NLĐ đi làm vào ngày Giỗ tổ và sau đó yêu cầu nghỉ bù bằng ba ngày làm việc khác: Về mặt quy định thì không có quy định về việc bù ba ngày (tương ứng với 300% tiền lương), nói cách khác là NSDLĐ hay NLĐ không thể tự ý áp dụng hay yêu cầu bắt buộc được áp dụng quy định này.
Việc quy đổi một ngày làm thành ba ngày nghỉ này nếu có thực hiện thì sẽ theo sự thỏa thuận của cả hai bên (cả NSDLĐ và NLĐ đều mong muốn áp dụng theo hướng này).
- NLĐ làm việc theo ca từ đêm ngày thứ tư đến sáng ngày thứ năm (Ví dụ: Từ 22 giờ tối Thứ tư đến 6 giờ sáng Thứ năm): Hiện nay không có quy định pháp quy hướng dẫn về nội dung này, nhưng vào năm 2015 thì Bộ LĐTBXH có hướng dẫn rằng trường hợp này thời gian làm việc từ 0 giờ đến 6 giờ sáng Thứ năm sẽ được hưởng tiền lương làm thêm giờ vào ngày lễ.
Bên cạnh tiền lương làm thêm giờ thì một số doanh nghiệp cũng có chi trả thêm tiền thưởng cho NLĐ. Tuy nhiên, cần lưu ý là chế độ thưởng này không phải là một việc bắt buộc mà sẽ thực hiện theo quy định của doanh nghiệp hoặc HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn có thể không chi trả tiền thưởng ngày Giỗ tổ cho NLĐ mà không vi phạm quy định pháp luật.
Lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương chỉ được nghỉ 1 ngày. Đây là khẳng định của ông Nguyễn Bá Hoan, Chánh văn phòng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, trước việc một số báo điện tử đăng tải thông tin nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 4 ngày.
Ông Hoan cho biết, theo bộ luật Lao động, Giỗ tổ Hùng vương chỉ được nghỉ 1 ngày. Năm nay lịch nghỉ rơi vào ngày thứ 5 (ngày 6/4). Phương án ban đầu lấy ý kiến các bộ ngành và trình Chính phủ về lịch nghỉ các ngày lễ trong năm 2017, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội có đưa ra 2 phương án.
Phương án 1: Nghỉ 1 ngày lễ Giỗ tổ vào thứ năm , có 1 ngày làm việc xen kẽ giữa các ngày nghỉ là thứ sáu, ngày 7/4 ( tức 11.3 âm lịch).
Phương án 2: Hoán đổi 1 ngày làm việc với 1 ngày nghỉ hàng tuần. Đi làm thứ bảy, ngày 15/4 để nghỉ thứ sáu, ngày 7/4. Tổng số ngày nghỉ của dịp này là 4 ngày nghỉ liên tục từ thứ năm (ngày 6/4) đến hết chủ nhật (ngày 9/4).
Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng có ý kiến, ngày 24/11, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội đã có thông báo chính thức lịch nghỉ lễ tết năm 2017 tới các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội.
"Lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương năm nay chỉ nghỉ duy nhất 1 ngày (6/4). Thông tin một số báo đăng tải trong những ngày qua là thông tin cũ và hoàn toàn không chính xác, gây hiểu nhầm trong dư luận. Ý kiến của Bộ Nội vụ đề nghị cho nghỉ 4 ngày cũng là góp ý gửi Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội từ trước khi Bộ trình phương án chính thức lên Chính phủ", ông Hoan nói.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...