Thành lập từ năm 2011, đến nay, cơ sở dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và trẻ mồ côi của Hội Chữ thập đỏ xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ ( Thái Bình) đã trở thành địa chỉ tin cậy, là mái nhà thứ 2 của nhiều người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
Bị khuyết tật từ nhỏ, việc có nghề nghiệp mang lại thu nhập ổn định tưởng chừng như là một giấc mơ với ông Đinh Công Đảm, ở thôn Hưng Đạo 2 (xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ). Nhưng, nhờ sự hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ xã, đến nay ông đã thành thạo nghề sửa chữa đồ điện, thu nhập mang lại hàng tháng từ 2,5 đến 3 triệu đồng.
Ông Đinh Công Đảm - Thôn Hưng Đạo 2, xã An Vinh: Tôi được Hội CTĐ hỗ trợ cũng học được nghề này, cũng đã thành nghề cho thu nhập 1 tháng được đôi chút, cũng dạy 1 số người bạn cùng cảnh để họ quên đi nỗi đau trong cuộc sống của mình.
Hơn 6 năm nay, cơ sở tạo việc làm cho người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và trẻ mồ côi của Hội Chữ thập đỏ xã An Vinh đã giúp hàng trăm lượt người có việc làm. Mỗi năm, Hội chữ thập đỏ xã đều tổ chức khảo sát, lựa chọn nghề phù hợp với nhu cầu thị trường để mở các lớp đào tạo, dạy nghề.
Sau quá trình học, người khuyết tật được tạo việc làm ngay tại cơ sở, được hỗ trợ tự sản xuất tại nhà hoặc giới thiệu đi làm tại các công ty trong khu vực. Hiện cơ sở đang tập trung vào nghề làm giấy tiền với thu nhập từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng/người/tháng.
Bà Đỗ Thị Liên - xã An Vinh: Lớp dạy nghề giấy tiền đã tạo công ăn việc làm cho những người tàn tật, rất phù hợp với sức khỏe chúng tôi và cũng là sân chơi bổ ích để chúng tôi vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng và cũng phát triển kinh tế cho bản thân và gia đình, chúng tôi cũng tự tin không mặc cảm với đời.
Bà Trịnh Thị Hằng - Chủ tịch HCTĐ xã An Vinh, Chủ nhiệm cơ sở dạy nghề: Tôi thấy mọi người tin tưởng mình và cũng là động cơ động viên tôi, hướng tới tôi cũng mong muốn có chỗ cơ sở mở rộng hơn, thu hút hết người khuyết tật trong xã mở thêm lớp tập huấn về thêu, móc mút và may công nghiệp.
Không chỉ được tạo việc làm, những người khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn được Hội Chữ thập đỏ xã An Vinh hỗ trợ 10 – 20 kg gạo/tháng. Để tiếp tục phát triển mô hình này, Hội chữ thập đỏ xã đang tích cực kêu gọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm và đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn chung tay hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật.
Bà Giang Thị Minh Phương - Chủ tịch Hội CTĐ huyện Quỳnh Phụ: Đó là mô hình mang ý nghĩa nhân văn nhân đạo sâu sắc, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được cán bộ và nhân dân địa phương đánh giá rất cao. Trong thời gian tới chúng tôi cũng rất muốn nhân rộng mô hình này đến tất cả các xã trong huyện, cũng tạo điều kiện cho Hội CTĐ các xã thị trấn đến học tập mô hình này.
Những hoạt động tích cực của cơ sở dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và trẻ mồ côi xã An Vinh đã giúp Hội chữ thập đỏ xã nhiều lần được nhận bằng khen, giấy khen của TƯ Hội CTĐ Việt Nam và của UBND tỉnh. Nhưng, phần thưởng lớn nhất, nguồn động viên tích cực nhất để những cán bộ hội đầy nhiệt huyết này tiếp tục công tác nhân đạo của mình, là giúp được càng nhiều những mảnh đời bất hạnh có cuộc sống ổn định và vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...