Kỹ năng sống sót cho người không biết bơi

Thứ 3, 17/05/2016 | 07:45:30
1,506 lượt xem

Bơi là kỹ năng sống quan trọng giúp chúng ta có thể sống sót hoặc cứu sống người khác, thế nhưng người bơi giỏi cũng có thể chết đuối và người không biết bơi vẫn có cơ hội sống khi biết kỹ năng này.



Kỹ thuật bơi tự cứu. Ảnh Internet.

1. Kỹ thuật bơi tự cứu

Kỹ thuật này rất đơn giản, không tốn kém, ai cũng có thể tập dượt trước cả trong tư duy lẫn thực hành để sử dụng khi chẳng may bị rơi xuống nước. Điểm đặc biệt của kĩ thuật này là bạn có thể học bơi tự cứu ngay cả trên cạn.

Với phương pháp này, người không biết bơi, khi rơi xuống nước vẫn có thể sống sót nhờ thực hiện 4 bước sau đây:

- Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.

- Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.

- Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.

- Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc bằng mồm.

Lưu ý: Đây chỉ là cách giúp kéo dài thời gian chờ người đến cứu hoặc lợi dụng dòng chảy để chuyển tới chỗ nông hơn.

Để có thể áp dụng cách này, chúng ta cần có sự chuẩn bị sẵn về cả tâm lý và kiến thức nếu không sẽ bị mất bình tĩnh khi bất ngờ rơi vào tình huống xấu.

Nghĩa là không phải đến lúc rơi xuống nước mới nghĩ cách, mà bạn cần tập luyện trước trên cạn để đề phòng khi rơi vào tình huống tương tự.

2. Phao cứu hộ bằng quần dài

Ngoài việc luôn đề phòng cho chính bản thân mình như tránh những ao hồ, tránh đi một mình ở những nơi có nhiều sông suối, không đi qua đò chờ đầy, mặc áo phao khi qua đò, nếu không biết bơi nhưng gặp ai đó chết đuối cũng không nên nhảy xuống.

Phải mau chóng hô hoán gọi người tới cứu, ném những vật có thể nổi như mảnh gỗ, cây chuối,... để làm phao cứu sinh tạm thời.

Người đang rơi vào tình huống nguy hiểm này không nên vùng vẫy, đây là phản ứng khi hoảng loạn khi cố ngoi lên mặt nước nhưng càng như vậy càng mau chìm. Vùng vẫy còn làm đuối sức, thở nhiều hơn nên càng dễ sặc nước.

Nếu bình tĩnh, nín thở (tạo hóa cho chúng ta 2 lá phổi có thể chưa 3 đến 6 lít khí) và thả lỏng cơ thể thì nước sẽ đẩy ta nổi lên sát mặt nước (lực đẩy Acsimet).


Hãy trang bị những kỹ năng sống thiết thực cho bản thân. Ảnh Internet.

Khi có xoáy nước hoặc dòng chảy xa bờ điều quan trọng nhất bạn cần làm là không được di chuyển ngược lại hướng dòng chảy, nó sẽ làm bạn mất sức vô ích.

Thả lỏng toàn thân và thoát ra bằng đường vòng hay thoát ra phạm vi ảnh hưởng bằng cách lợi dụng dòng chảy của nó.

Tất nhiên rất khó để chúng ta có thể giữ được bình tĩnh và có những hành động đúng đắn trong những tình huống nguy hiểm như vậy, nhưng chuẩn bị sẵn tâm lý, kiến thức và thực hành trước có thể giúp chúng tránh được những điều không mong muốn.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...