Năm nay tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều doanh nghiệp đã công khai mức thưởng Tết từ khá sớm nhưng vẫn còn đó không ít băn khoăn trong việc thưởng Tết. Trong Chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tuần này, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền sẽ cùng trao đổi với người dân về vấn đề này.
Việc thưởng Tết lâu nay đã trả thành tập quán trong xã hội và là dịp để người sử dụng lao động bày tỏ lòng cảm ơn đối với người lao động, những cộng sự đã chung sức cùng mình vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất trong cả năm. Do chế độ thưởng Tết chưa được luật hóa, nên việc thưởng hay không, nhiều hay ít đều phụ thuộc vào khả năng của người sử dụng lao động, lòng hảo tâm hoặc sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. .
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền
Phóng viên (PV): Thưa Bộ trưởng, cách đây chưa lâu một lãnh đạo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có nhận định là mức thưởng Tết năm 2016 sẽ cao hơn năm 2015 là do GDP đã tăng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng, tiền lương và thu nhập ổn định hơn. Vậy thực tế tình hình thưởng Tết của các cơ quan, doanh nghiệp đến thời điểm này là như thế nào?
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Năm nay đúng là tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có khá hơn, vì vậy theo báo cáo của hơn 31.000 doanh nghiệp đến thời điểm này thưởng Tết Dương lịch của năm 2015 so với năm 2014 tăng 2%, đơn vị cao nhất khoảng 600 triệu. Theo báo cáo, có khoảng trên 80% doanh nghiệp dự kiến có thưởng, còn 13% chưa có khả năng thưởng Tết.
PV: Một thính giả gửi thư về Chuyên mục có hỏi: Năm ngoái một người họ hàng của tôi rất buồn khi Công ty thưởng Tết bằng bánh bích quy, năm nay đến lượt tôi được thông báo thưởng Tết bằng dầu ăn, bột ngọt. Tôi đọc báo nghe đài được biết có công ty may mặc còn thưởng Tết bằng sản phẩm quần áo của công ty. Vậy tại sao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội không có quy định việc thưởng Tết phải bằng tiền?
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Quy định thưởng Tết là do chủ sử dụng lao động quyết định mức thưởng và được ký trong hợp đồng lao động ngay từ đầu năm hoặc thỏa ước lao động, và sẽ được công khai sau khi trao đổi với công đoàn của công ty. Chính vì vậy, có doanh nghiệp không có khả năng thưởng, nên hợp đồng từ đầu năm không dám ghi sẽ thưởng, nhưng phần đông trên 80% doanh nghiệp chúng tôi được biết có thưởng không phải vì họ sản xuất tốt, mà họ có ý thức ngay từ đầu người lao động là người quyết định chính cho công ty của mình. Do đó, tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp đều có quy định ngay trong hợp đồng từ đầu năm, tuy nhiên do một số khó khăn không có thưởng. Tôi nghĩ rằng nếu doanh nghiệp có thưởng thì nên thưởng bằng tiền mặt cho người lao động với các lí do sau vì thực tế 100 nghìn tiền công không bằng một đồng tiền thưởng vì có tính động viên lớn cho người lao động để họ phấn khởi hơn, gắn bó hơn với doanh nghiệp. Hơn nữa ý nghĩa về vật chất rất thiết thực, vì phần đông người lao động có thu nhập thấp họ cũng muốn có khoản thưởng lo Tết cho gia đình, hoặc về quê ăn Tết với bố mẹ. Chính vì vậy việc doanh nghiệp thưởng bằng vật chất là vì họ muốn động viên nhất định với người lao động thôi chứ đấy không phải là thưởng Tết.
PV: Với tinh thần không để người dân không có Tết, được biết năm nay hơn 10.000 tỷ đồng và 7.000 tấn gạo đã được chuẩn bị tặng gia đình người có công, gia đình chính sách, người nghèo trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 này. Đây là truyền thống từ nhiều năm nay mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã thực hiện. Nhiều thính giả trong diện được hộ trợ có gửi thư về Chuyên mục hỏi Bộ đang triển khai công tác xác định hộ cần hỗ trợ này như thế nào? Và khi nào họ sẽ nhận được những phần hỗ trợ này, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Đối với đối tượng người có công chúng tôi đã trình Chủ tịch nước Quyết định từ ngày 8/1/2016 là hỗ trợ quà tết cho hai mức 400.000/ người và mức 200.000/người, tổng là 437 tỷ đồng, và trên 2 triệu người có công được hưởng quà Tết của Chủ tịch nước. Đối với hộ nghèo mà thiếu lương thực đến nay đã có 11 tỉnh đề nghị trên 12.000 tấn lương thực, với tinh thần chỉ đạo là các địa phương khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải đưa lương thực đến tay người nghèo trước 25 Tết để các đối tượng có Tết đầy đủ.
PV: Như Bộ trưởng vừa cho biết, đến thời điểm này mới có 11 tỉnh đề nghị hỗ trợ vậy còn những tỉnh thời gian tới sẽ tiếp tục đề nghị hỗ trợ thì sao, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Đúng vậy, 11 tỉnh thì chưa hết được số tỉnh cần hỗ trợ, bởi vì trong số này chưa có tỉnh Sơn La, Lai Châu mà những tỉnh này tỉ lệ hộ nghèo rất cao, và khả năng địa phương tự giải quyết cũng chưa chắc đã được vì vậy tới đây dự kiến các tỉnh sẽ có đề nghị. Vì vậy chúng tôi mong muốn thời gian không còn nhiều nên các tỉnh phải xác định khi Thủ tướng quyết định thì địa phương phải chủ động đưa phần lương thực hỗ trợ đến tay người nghèo đảm bảo thời gian./.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...