Hãy làm đúng những điều này để phòng tránh những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng thang máy.
Cùng với sự phát triển ồ ạt của các tòa nhà cao ốc, chung cư cao tầng ở các thành phố lớn, thang máy đã trở thành phương tiện không thể thiếu, giúp hoạt động di chuyển lên xuống các tầng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số người thương vong liên quan đến thang máy có xu hướng gia tăng.
Một phần nguyên nhân các vụ tai nạn thường đến từ những sự cố khách quan hoặc do chính chất lượng thang máy. Nhưng cũng không thể phủ nhận, sự chủ quan của người dùng khi vận hành thang máy cũng dẫn đến những sự việc đáng tiếc.
Nếu gặp sự cố trong thang máy, đừng quên ấn chuông để gọi trợ giúp (Ảnh minh họa: Internet)
Để phòng tránh những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng thang máy, nên lưu ý những điều sau:
Mọi thang máy đều có bộ phận cảm biến gọi là 'mắt thần' có chức năng ngăn cửa thang máy đóng chặt khi gặp vật cản. Chính điều này khiến rất nhiều người chủ quan, cố chen người vào khi cửa thang đang bắt đầu đóng. Đây là thói quen nguy hiểm bởi thiết bị, máy móc đều có thể hỏng hoặc xảy ra sự cố bất kì lúc nào.
Hệ thống thang máy có một thiết bị báo quá tải gắn dưới đáy cabin. Hành động nô đùa, nhún nhảy khiến thang mất cân bằng, tạo sức ép lên sàn cabin và có thể kích hoạt thiết bị báo quá tải và khiến thang dừng hoạt động.
Khi xảy ra thiên tai như động đất, lũ lụt hay khi có hỏa hoạn, nguy cơ mất điện thường rất cao. Vì vậy, tuyệt đối không sử dụng thang máy để tránh trường hợp thang máy bị ngưng hoạt động bất thình lình.
Thang máy tại các tòa nhà chung cư thường không được thiết kế để chở vật cồng kềnh và các loại hàng hóa độc hại, dễ gây cháy nổ. Để đảm bảo an toàn, nên dùng các loại thang máy chuyên dụng khi cần vận chuyển những vật phẩm này.
Bấm số tất cả các tầng bảng số, chạy nhảy trong cabin… chỉ là hai trong nhiều trò nghịch ngợm của trẻ khi đi thang máy. Trẻ nhỏ thường hiếu động và không ý thức được những hành động này có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, không bao giờ để trẻ nhỏ đi một mình trong thang máy.
- Quan sát kỹ trước khi bước vào, ra khỏi thang vì sàn thang máy có thể dừng không bằng với mặt đất.
- Khi vào thang máy, đứng tránh xa cửa, nên đứng lùi về phía cuối cabin, vịn tay vào tay cầm (nếu có) để giữ thăng bằng, mặt hướng về phía trước.
- Nhấn nút mở cửa để giữ cabin cho người khác, khi người trong cabin cần bước ra, hãy nhẹ nhàng di chuyển sang một bên để nhường chỗ.
- Hãy kiên nhẫn chờ đợi đến lượt sau nếu thấy thang máy đã quá đông người.
- Khi phát hiện dấu hiện bất thường như: gương vỡ, tiếng ồn, hoạt động chậm, dừng lại đột ngột hãy báo ngay cho bộ phận quản lý và bảo dưỡng.
- Trong trường hợp gặp sự cố trong thang máy cần tỉnh táo, bình tĩnh, sử dụng phím Interphone hoặc điện thoại di động để liên lạc với bộ phận kỹ thuật. Không tự ý cậy cửa cabin, cửa tầng. Điều này có thể gây ra thương tích không đáng có. Không la hét, hoảng loạn vì có thể khiến lượng oxy trong thang máy cạn kiệt nhanh hơn.
Theo Suckhoedoisong.vn
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...