Đồng thuận cao với dự thảo Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Thứ 6, 25/06/2021 | 00:00:00
1,280 lượt xem

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra nhiệm vụ tiếp tục đổi mới cơ cấu nền kinh tế và các ngành sản xuất gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong đó, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Đây cũng chính là 1 trong những mục tiêu của dự thảo đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025.

Hội nghị thảo luận về Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình

Đồng thuận cao với dự thảo Đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhưng đại diện các địa phương cho rằng, ngành nông nghiệp cần nghiên cứu cụ thể các mục tiêu sát với thực tế từng địa phương. Trên cơ sở đó có những đề xuất với UBND tỉnh bổ sung các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển cho phù hợp.


 Ông Nguyễn Văn Dực - Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương:
“Quá trình tích tụ ruộng đất có rất nhiều vấn đề trong thực tiễn, bình thường người dân không thấy nhưng khi người ta tích tụ lại rồi cải tạo năm trước năm sau thấy đẹp rồi thì lại đòi lại. Chính vì vậy, bây giờ cần xây dựng mô hình cụ thể trong đó có các cơ chế chính sách khuyến khích người dân làm sao góp vốn bằng đất để hình thành vùng trồng. Từ vùng trồng đó có cơ chế quy hoạch lại giao thông nội đồng cũng như giao thông thuỷ lợi."
Ông Bùi Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Công thương Thái Bình:
“Chúng ta muốn làm ăn lớn, làm theo quy mô lớn thì phải có tích tụ, có người đứng ra chịu trách nhiệm về diện tích cánh đồng mẫu lớn này. Quá trình tái cơ cấu sẽ thuận lợi và đạt kết quả rất cao.”

Để thực hiện được mục tiêu này, ngành nông nghiệp dự kiến đề ra 3 nhóm nhiệm vụ cơ cấu lại gồm cơ cấu theo 3 trục sản phẩm chủ lực là cấp tỉnh, địa phương và sản phẩm Ocop; cơ cấu lại sản xuất theo từng lĩnh vực gồm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp; cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo vùng, xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hoá, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.
 

Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình:
 “Việc liên kết sản xuất sẽ là một trong những giải pháp để giúp nhiều hộ nông dân liên kết với nhau tạo thành một khối lượng sản phẩm lớn đủ để tiêu thụ cho các doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.”
 

 Phát triển nông nghiệp bền vững cần có hệ thống các giải pháp tổng thể. Khi các điểm nghẽn và nút thắt được tháo gỡ thì nông nghiệp Thái Bình mới thực sự là ngành kinh tế năng động, mang lại hiệu quả cao.
 

Hoài Thu

  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...