Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng hơn 61.500.000 ca nhiễm và hơn 880.000 ca tử vong vì COVID-19, chủ yếu là do biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh.
Tình hình dịch bệnh tại Indonesia diễn biến ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tăng mạnh. Theo trang thống kê worldometer.info, trong 7 ngày qua, quốc gia vạn đảo ghi nhận số ca nhiễm mới cao thứ 2 thế giới (297.867 ca), sau Mỹ (502.465 ca).
Ông Muhammad Mahmuji – Người dân Indonesia: “Số người tử vong liên tục tăng chưa hề có dấu hiệu giảm. Những ai còn chưa tin thì hãy nhìn vào sự thực này, hãy cẩn trọng, đại dịch này quá khủng khiếp.”
Chính phủ Indonesia đã phải áp dụng lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng khẩn cấp. Đồng thời đẩy mạnh việc truy vết các cá nhân có tiếp xúc với các bệnh nhân COVID-19 đã được xác nhận để có thể "chặt đứt" nguồn lây nhiễm.
Thái Lan, Malaysia đều đang đứng trước nguy cơ hệ thống y tế bị "vỡ trận". Ngày 31/7, Malaysia ghi nhận 17.786 ca mắc mới. Điều đáng lo ngại là trong số đó có tới hơn 16.800 ca được xác định lây nhiễm trong cộng đồng. Thái Lancũng ghi nhận kỷ lục hàng ngày với 18.912 trường hợp mắc COVID-19, nâng tổng số ca tích lũy của nước này lên gần 600.000 ca.
Còn tại Nhật Bản, số ca dương tính tăng đột biến đã phủ bóng đen lên Olympic Tokyo 2020. Chỉ trong vòng 24h qua, quốc gia này ghi nhận 4.058 ca lây nhiễm, trong đó có 21 ca COVID-19 mới liên quan đến Olympic, nâng tổng số ca lên 241 kể từ ngày 1/7. Chính phủ nước này đã đề xuất áp dụng tình trạng khẩn cấp đến hết tháng 8 tại ba tỉnh gần Tokyo và tỉnh phía Tây Osaka.
Giáo sư Lee Hyuk Min – Đại học Y dược Yonsei: “Số ca lẫy nhiễm chủ yếu là do biến thể Delta. Biến thế này rất nguy hiểm. Chúng không chỉ lây lan nhanh trong cộng đồng mà còn có thể tiếp tục sản sinh ra những biến thể mới có thể chống lại vaccine.”
Theo các chuyên gia, chiến dịch tiêm chủng chẩm chậm do thiếu nguồn cung vaccine khiến châu Á đối diện với làn sóng virus lây lan nhanh, dễ biến đổi.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesu - Tổng Giám đốc WHO: “Vũ khí chống lại virus hiện nay vaccine. Nhưng vaccine lại chưa được phân bổ đều trên khắp thế giới. Chúng ta đang ở giữa một đại dịch 2 chiều, nơi sự khác biệt - giữa những người được tiêm và chưa được tiêm vaccine, ở trong cùng một quốc gia cũng như từ quốc gia này tới quốc gia khác - là rất rõ rệt”.
Hiện chỉ có khoảng 16% dân số Indonesia được tiêm một mũi vaccine và 6% đã tiêm đủ 2 mũi. Giống như nhiều quốc gia khác, Indonesia không tiêm chủng cho trẻ em dưới 12 tuổi và mới bắt đầu tiêm chủng cho nhóm 12 đến 18 tuổi.
Trong khi đó, Thái Lan đặt mục tiêu tiêm chủng cho 50 triệu người vào cuối năm nay, nhưng hiện tại chỉ có 5,6% trong số hơn 66 triệu dân số của nước này được tiêm đầy đủ, trong khi 18,94% đã được tiêm ít nhất một liều.
Trước Olympic, Nhật Bản đã nỗ lực tăng tốc tiêm chủng nhưng vẫn tụt hậu so với các quốc gia phát triển khác. Hiện hơn 38% người Nhật đã tiêm ít nhất một mũi, so với 71% của Canada, 69% của Anh, 61% của Đức và 57% của Mỹ.
Nguồn TTXVN
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...