Vì sao dịch tả lợn Châu Phi lan nhanh?

Thứ 2, 10/06/2019 | 10:23:02
2,420 lượt xem

Từ cuối tháng 4.2019 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi lây lan với tốc độ nhanh hơn. Đến thời điểm này, cả miền Bắc đã có 54 tỉnh, thành phố có lợn bị nhiễm bệnh.

Các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. Nguồn: Cục Thú y

Nguy cơ 63 tỉnh, thành có dịch

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), mặc dù mọi biện pháp ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi (ASF) đã được triển khai quyết liệt và ưu tiên hàng đầu, nhưng từ cuối tháng 4.2019 đến nay, dịch tả lợn châu Phi lây lan với tốc độ nhanh hơn. Các cơ quan chức năng dự báo, dịch ASF đang có nguy cơ xâm nhiễm trên cả nước.

Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), thời tiết khí hậu là điều kiện thuận lợi khiến dịch tả lợn Châu Phi lây lan với tốc độ nhanh hơn. “Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều và kéo dài là điều kiện lý tưởng để virus dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm trên diện rộng”-Cục trưởng Cục Thú y – TS Phạm Văn Đông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, dịch ASF có biểu hiện lây lan nhanh từ cuối tháng 4.2019, một phần do người chăn nuôi có tư tưởng chán nản, buông trôi: Khi việc bán "chạy" lợn bệnh bị cơ quan chức năng phát hiện và kiểm tra, giám sát chặt, họ có tư tưởng "buông xuôi", không khai báo khi lợn mắc bệnh; lén vứt lợn chết vì bệnh ASF ra ngoài môi trường, thậm chí có người còn giết lợn bệnh cất vào tủ đá ăn dần... Đây chính là những nguyên nhân chính khiến việc phòng, chống dịch ASF mất kiểm soát.

Trong khi đó, theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), "siêu" virus ASF có khả năng kháng khuẩn và khử trùng. Nó tồn tại trong thời gian 2-4 tháng trong một cơ sở bị nhiễm bệnh và 5-6 tháng trong thịt bị nhiễm bệnh. Virus này có thể sống sót trong xúc xích hun khói hoặc một phần xúc xích và các sản phẩm thịt heo khác.

Các chuyên gia của FAO cũng đưa ra khuyến cáo: Cho đến thời điểm này, chưa có bất kỳ quốc gia nào sản xuất được vaccine chích ngừa virus dịch tả lợn Châu Phi, cũng chưa có thuốc điều trị...

Dịch bệnh lây lan nhanh do đường lây truyền phức tạp, nhất là trong điều kiện chăn nuôi, vệ sinh thú y không đảm bảo. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này, chưa có bất kỳ tài liệu nào nói dịch ASF lây lan qua không khí.

Phòng chống dịch bằng thực hiện “5 không”, “10 cấm”

Theo các chuyên gia dịch tễ thú y, “5 không” trong phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi là:  Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ tiêu thụ lợn bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt; không vứt lợn chết ra môi trường.

Trong “10 cấm”, thì  việc sử dụng thức ăn thừa của người, các phụ phẩm chế biến từ nhà bếp chưa xử lý nhiệt cho lợn ăn; cấm để động vật hoang dã vào trại lợn, cấm nuôi và thả rông các động vật khác trong trại; cấm người chăn nuôi bên ngoài, người lạ vào trại khi chưa được phép; cấm tuyệt đối các xe mua lợn sống, xe mua lợn loại vào trong trang trại chăn nuôi; cấm bán hoặc giết mổ lợn ốm, lợn chết hoặc đưa lợn ốm, chết ra khỏi trại... cần được thực hiện triệt để. 

Nguồn laodong.com.vn

  • Từ khóa
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà

Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà sau kỳ họp thứ 8, Quốc...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...