Tương tự ứng dụng Bluezone tại Việt Nam, nhiều ứng dụng truy vết tiếp xúc đang được các quốc gia khác trên thế giới triển khai nhằm kiểm soát tốt hơn nguy cơ lây lan dịch COVID-19. Câu hỏi được đặt ra hiện nay là liệu các ứng dụng này có đủ tính bảo mật cho người dùng. Và sau đây là câu trả lời.
Mới được tung ra hồi tháng 7, ứng dụng COVID Tracker của Ireland đã thu hút 1,3 triệu lượt tải chỉ trong hơn 1 tuần (tức chiếm gần 1/3 dân số) – tần suất tải về nhanh nhất tính trên đầu người tại châu Âu. Ứng dụng Corona-Warn-App của Đức cũng đã thu về 13 triệu lượt tải sau 3 tuần ra mắt. Thủ tướng Angela Merkel đã gọi đây là một "công cụ quan trọng" nhằm "chặn đứng chuỗi lây nhiễm" COVID-19 tại Đức.
Ông Stephen Donnelly, Bộ trưởng Y tế Ireland: Con số này cho thấy độ tin cậy của ứng dụng, thái độ ủng hộ với nỗ lực của chính phủ và sự nhiệt tình tham gia các dự án chung của người dân.
Ngay từ khi bắt đầu phát triển, các ứng dụng truy vết đã phải đối mặt với nhiều câu hỏi về độ bảo mật, khi ứng dụng này sẽ thu thập và lưu trữ các thông tin về đi lại, tiếp xúc, và cả thông tin y tế của người dùng. Tuy nhiên đa số các ứng dụng truy vết hiện nay đều phát triển dưới hình thức mã nguồn mở để đảm bảo tính minh bạch.
Ông Juergen Mueller, chuyên gia công nghệ thông tin: Sự minh bạch là yếu tố hàng đầu, bạn không cần phải nhập bất cứ thông tin gì, dữ liệu của bạn cũng không bị theo dõi, đó là những yêu cầu tiên quyết của chúng tôi khi phát triển ứng dụng này.
Singapore hiện cũng đang sử dụng ứng dụng mang tên Trace Together, có khả năng trao đổi tín hiệu Bluetooth với các điện thoại trong vòng gần 2 m. khi một người được xác nhận nhiễm COVID-19, Bộ y tế Singapore sẽ yêu cầu thông tin từ điện thoại của người đó được gửi đến họ và người đó buộc phải tuân thủ điều này. Dữ liệu được lưu trữ trên điện thoại của cá nhân sẽ được mã hóa và ứng dụng sẽ không thể truy cập dữ liệu vị trí của người dùng.
Ông Vivian Balakrishnan, phụ trách chương trình Sáng kiến Quốc gia Thông minh của Singapore: Tôi hiểu là sẽ có một số lo ngại về quyền riêng tư, nhưng tôi khẳng định đây không phải là ứng dụng nhằm theo dõi người dân Singapore. Càng nhiều người tải ứng dụng và kích hoạt nó thì công việc kiểm soát dịch bệnh của chính phủ càng hiệu quả hơn.
Theo thống kê từ đại học MIT (Mỹ), hiện đã có khoảng hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ triển khai các ứng dụng truy vết thông tin chính thức. Như các chuyên gia đã khuyến cáo, không thể phóng đại sức mạnh và tầm quan trọng của ứng dụng truy vết so với các biện pháp phòng dịch khác. Nhưng khi được ứng dụng hợp lý, bảo mật tốt và được số đông người dân quan tâm, đây có thể là một công cụ hữu ích không chỉ trong cuộc chiến chống COVID-19, mà còn chống các dịch bệnh tiềm tàng trong tương lai.
Nguồn TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...