Tiếp tục tăng ca bệnh truyền nhiễm nhập viện

Thứ 2, 15/05/2023 | 00:00:00
3,172 lượt xem

Thời tiết chuyển mùa hè, khí hậu nóng ẩm cùng với sự giao lưu đi lại của người dân tăng cao, ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh ở một số nơi còn chưa tốt... Đó là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

 Trẻ mắc thủy đậu phải điều trị nội trú

Những ngày gần đây, các bệnh viện liên tiếp ghi nhận ca mắc thủy đậu phải điều trị nội trú. Đa phần ở nhóm tuổi mầm non và tiểu học, nhiều trẻ chưa được tiêm phòng. Theo các bác sĩ, thủy đậu thường gia tăng từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và chủ yếu qua đường hô hấp. Trẻ em là nhóm dễ mắc nhất do sức đề kháng kém và môi trường tiếp xúc rộng. Có những trường hợp nhập viện mà gia đình vẫn không biết con bị lây từ đâu. Nhiều người đưa con đến khám khi đã nặng vì chủ quan không nghĩ rằng con mắc bệnh này.

Người nhà bệnh nhân: 

Cháu năm nay 9 tuổi, đầu tiên cháu bị một nốt, em nghĩ cháu bị ngứa nên bôi thuốc nhưng dần nổi lên nhiều, đi khám ra nhiễm khuẩn máu, thủy đậu mủ, phải nằm viện.

Bác sĩ Đào Mai Anh, phụ trách khoa Truyền nhiễm, BVĐK Tiền Hải: 

Những triệu chứng của thủy đậu thường là người sốt, mệt mỏi, lòng bàn tay bàn chân nổi mụn nước. Khuyến cáo đối với trẻ em dưới 12 tuổi, chúng ta nên tiêm phòng vaccine hoặc phụ nữ có ý định mang thai. Ngoài ra nên chú ý vệ sinh mũi họng ngày 2 lần, vệ sinh cá nhân hàng ngày. 

Cùng với thủy đậu thì giai đoạn này cũng có nhiều bệnh nhân mắc cúm nhập viện. Các ca nặng sốt cao tới 39-40 độ. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... thì cúm có thể nặng hơn, dễ biến chứng và nguy cơ dẫn đến tử vong.

Bệnh nhân mắc cúm nhập viện tăng

Như bệnh nhân 70 tuổi này, khi mới sốt, ông tự mua thuốc uống nhưng nhiều ngày liền không thuyên giảm. Nếu không nhập viện kịp thời, đây là trường hợp có nguy cơ xảy ra biến chứng.

Ông Hoàng Trọng Thành, bệnh nhân: 

Người gai sốt, lúc thì rét lúc thì nóng, đêm cũng lên cơn sốt, lấy thuốc uống thì chỉ đỡ được lúc thôi. Ban đầu tôi cứ nghĩ nó nhẹ như mọi khi, đến lúc đi khám mới thấy bệnh của mình quá nặng, nằm điều trị mà phải 1 - 2 hôm sau mới thuyên giảm một chút. 

Bác sĩ Nguyễn Văn Thuận, trưởng khoa Truyền nhiễm, BVĐK Hưng Hà:

Những BN nặng mà không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng, có thể biến chứng sang viêm phổi hoặc nặng hơn nữa là viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Biện pháp để phòng chống thì cũng giống như đối với Covid-19, người dân phải đeo khẩu trang, hạn chế tập trung chỗ đông người, thường xuyên rửa tay, khử khuẩn. 

Nhiều bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, quai bị,... cũng có khả năng bùng phát trong điều kiện thời tiết hiện nay. Để phòng chống dịch bệnh mùa hè, ngành y tế khuyến cáo người dân nêu cao ý thức trong bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Khi phát hiện bệnh, không tự ý điều trị mà nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, tránh để bệnh lây lan. 

Hà My

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...